Trên một số nền tảng mạng xã hội Trung Quốc, các netizen đã chia sẻ danh sách những bài hát rùng rợn tới mức bị liệt vô danh sách "cấm khúc" (ca khúc tuyệt đối cấm nghe). Em gái cõng búp bê là một trong số những bài được biết đến nhiều nhất trong danh sách này.Ngoài phần giai điệu thê lương, những câu chuyện u ám ẩn sau Em gái cõng búp bê đã làm cho nhiều người nghe bị ám ảnh, thậm chí khiến họ tự tìm đến cái chết.

Bạn đang xem: Em gái cõng búp bê

Cảnh báo: Đã có nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ câu chuyện bị ảnh hưởng tinh thần sau khi nghe bài hát này, chúng tôi khuyên bạn tuyệt đối không nên tò mò tìm nghe thử.

Nguồn gốc của bài hát

Bài hát này xuất phát từ một bài đồng dao ở Đài Loan, có tên ban đầu là Cây đu đủ. Sau đó được một số ca sĩ Đài Loan cải biên thành nhiều phiên bản khác nhau nhưng đều mang giai điệu nhẹ nhàng và dễ chịu. Cho đến khi được một cư dân mạng trên weibo tên winddevil viết lại và đặt tựa là Em gái cõng búp bê thì bài hát này đã chuyển sang mang một sắc thái hoàn toàn khác: vô cùng ám ảnh, rùng rợn. Mỗi câu hát trong đó đều là một câu chuyện tang thương, ai oán…

Những câu chuyện rùng rợn đằng sau bài hát 

Phiên bản đầu tiên kể về câu chuyện với bối cảnh thời cổ đại ở Nhật, có một bé gái mang theo một con búp bê đi tìm mẹ nhưng bị lạc và chết giữa đường, linh hồn của em nhập vào món đồ chơi này. Về sau, nó lại rơi vào tay một cô bé khác. Trong một lần ôm búp bê đi dạo trong vườn, cô bé ấy chợt nghe tiếng con búp bê gọi mẹ mình…

*
Hình tượng búp bê gây hoang mang nhất mọi thời đại

Phiên bản thứ hai có phần rùng rợn hơn, vẫn là câu chuyện kể về một bé gái – con thứ của một vị tướng quân, từ nhỏ đã xấu xí, càng lớn lại càng xấu xí hơn. Chính vì vậy cha không thích em, mọi người xung quanh cũng lánh xa và coi em như một thứ bệnh dịch. Ngày qua ngày, cô bé thu mình lại trong căn phòng nhỏ, cả mẹ cũng không dám lại gần. Lúc đó thứ duy nhất làm bạn với em là một con búp bê có gương mặt luôn cười, dù đi đâu em cũng ôm nó theo. Đến năm 15 tuổi, do quá quẫn trí vì cuộc sống u ám của mình, em đã thắt cổ tự tử ngay trong căn phòng ấy…

Do mọi người luôn tránh xa căn phòng em ở nên xác em cứ thế bị treo mãi trong phòng. Mãi cho tới lúc mái tóc chỉ dài ngang lưng của cô bé dần dần dài chấm đất, bộ váy em mặc cũng biến thành màu đỏ mẹ mới tìm thấy xác em. Sau đám tang của cô con gái nhỏ, vì quá đau lòng và tự trách đã khiến sức khoẻ của người mẹ dần suy yếu, tinh thần cũng ngày càng kiệt quệ. Cuối cùng bà cũng thắt cổ ngay chính trong phòng ấy, trước khi chết bà luôn ôm con búp bê em từng giữ khư khư bên mình và xem nó như là đứa con gái đã mất. Sau cái chết đau thương của hai mẹ con, cứ đến tối người dân xung quanh lại nghe có tiếng quạ kêu quác quác kèm theo tiếng kêu truyền ra từ căn phòng u ám nơi họ tự kết liễu cuộc đời mình: "Mẹ ơi, con cô đơn quá", "Mẹ ơi, sao không ở bên cạnh con?"

Tiếp đó, nhiều cuộc chiến tranh nổ ra, gia đình bé gái bị tàn sát, tài sản của họ cũng bị cướp đi toàn bộ, bao gồm cả con búp bê có gương mặt cười ấy… Thời gian trôi qua, sau nhiều lần lưu lạc, cuối cùng nó được bán cho một cửa hàng đồ chơi và được một cô bé mang về nhà. Vào ngày nọ sau khi ăn tối, cô bé ôm búp bê ra vườn ngắm hoa đào, cô cũng lại nghe thấy tiếng gọi da diết mà ai oán, rùng rợn: "Mẹ ơi… mẹ ơi…"

*
Búp bê hay là linh hồn ai oán của những cô bé chết oan?

"Em gái cõng búp bê ra vườn ngắm hoa đào.

Búp bê khóc gọi "mẹ ơi",

Chú chim nhỏ trên cây cười ha hả.

Búp bê ơi búp bê à sao em lại khóc?

Có phải em nhớ mẹ rồi không?

Búp bê ơi búp bê à sao em khóc rồi?

Có tâm sự gì hãy nói với chị.

Trước kia chị cũng có một gia đình, có cả bố mẹ thân yêu nữa.

Một hôm bố chị uống say, bèn nhặt cây búa đi về phía mẹ…

Bố chém xuống rất nhiều nhát…

Máu tươi nhuộm đỏ bức tường…

Đầu của mẹ lăn lóc dưới sàn…

Mắt mẹ vẫn còn đang nhìn chị…

Bố. Mẹ. Tại sao vậy? Vì sao thế?

Sau đó bố gọi chị lại nhờ giúp đỡ.

Chúng chôn mẹ chị dưới gốc cây…

Sau đó bố chị lại giơ cái búa lên…

Lột da chị ra làm thành búp bê…

Chôn dưới gốc cây chung với mẹ…"

"Búp bê" trong lời bài hát ý chỉ oan hồn của bé gái trong câu chuyện, còn "chú chim" ở trên cây là chính con quạ đen – con vật đại diện cho sự đen tối, u ám và cái chết. Đại ý của toàn bộ lời bài hát này là: trong lúc bị sát hại, "búp bê" đã khóc gọi mẹ, từ trên cây con quạ đen nhìn thấy toàn bộ quá trình và phát ra tiếng kêu thê lương, còn hung thủ thì vác thi thể của "búp bê" chôn cùng mẹ ngay trong khu vườn.

Sau khi được cải biên, phiên bản này nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi và gây ra nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến những câu chuyện xung quanh. Ngay cả tác giả cũng không ngờ tác phẩm của mình lại có sức ảnh hưởng lớn như vậy và sau đó đã phải lên tiếng giải thích rằng đây chỉ là bài hát mình sáng tác tặng bạn, không lấy bối cảnh ở hay cảm hứng từ câu chuyện dân gian rùng rợn nào cả.

Xem thêm: Các Món Rau Củ Quả Luộc - Phổ Biến Trong Mỗi Bữa Cơm

Ý kiến từ cư dân mạng Việt

Trên mạng xã hội Việt Nam cũng có xuất hiện một số bài đăng chia sẻ bài hát này, nhiều người đã để lại bình luận kể về sự sợ hãi, ám ảnh của họ sau khi nghe thử. Dù không chắc thực hư như thế nào đằng sau sự rùng rợn của bài hát và những câu chuyện u ám được cư dân mạng chia sẻ nhưng rõ ràng đã có không ít người bị ảnh hưởng. Để tránh khỏi bất cứ tác động không tốt nào đến tinh thần, chúng tôi vẫn nghiêm túc cảnh báo bạn đọc tuyệt đối không nên nghe thử bài hát này.

*
Có vẻ như Em gái cõng búp bê đã đến Việt Nam?

Ai can đảm hơn muốn nghe thử có thể trải nghiệm tại đây: