Tên khoa học: Micranthemum ‘Monte Carlo’Chăm sóc: KhóÁnh sáng: nhiềuCo2: NhiềuNước: TrongDưỡng: Cần bổ sung nhiềuNhiệt độ: Mát từ 16 đến 25 độ

Trân châu ngọc trai là một loại cây thủy sinh khó trồng và chăm sóc nhất trong tất cả các loại cây thủy sinh. Hãy cùng elaopa.org tìm hiểu chi tiết về cây trân châu ngọc trai về cách trông và chăm sóc sao cho hiệu quả nhé.

Bạn đang xem: Cây trân châu ngọc trai

Đặc Điểm Trân Châu Ngọc Trai

Trân Châu Ngọc trai có tên khoa học là Micranthemum Monte Carlo. Đây là loại cây thủy sinh phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay loại cây thủy sinh này được trồng nhiều nơi trên thế giới và được trồng để cung cấp cho các bể thủy sinh.

Cây trân châu ngọc trai tuy khó phát triển ở trong bể thủy sinh nhưng lại dễ phát triển ở môi trường tự nhiên đặc biệt là ở tại các con suối trong mát và có nước chảy đều.

*
Hình ảnh trân châu ngọc trai

Tại sao trồng trân châu ngọc trai mãi không thấy phát triển?

Nhiều người mới bắt đầu trồng Trân châu ngọc trai thường gặp trường hợp cây chậm phát triển, thâm chí cây còn không phát triển sau nhiều tháng trồng và chăm sóc. Nguyên nhân chủ yếu là do nước quá nóng, thiếu đèn, thiếu dưỡng và thiếu co2.

Để cây trân châu ngọc trai phát triển tốt thì không thể áp dụng công thức của môi trường này sang môi trường khác được mà bạn phải trải nghiệm và trồng nhiều lần mới đưa ra được công thức phù hợp ở bể thủy sinh của bạn.

Ở tại nhiều blog, trang web hay các group facebook thì nhiều chuyên gia thường đưa ra các công thức như tăng co2 bằng này, đèn bằng này, phân nền, vi sinh ..vvv. Tuy nhiên, tất cả đều không phù hợp và bạn áp dụng vào thì xác suất trồng thành công cũng rất khó.

Công thức tiêu chuẩn cho bể thủy sinh để trân châu phát triển.

Đầu tiên: Nhiệt độ mát: Từ 12 đến 25 độ

Đèn: Chiếu sáng liên tục 6 đến 8 giờ tùy môi trường đặt bể, nếu bể thủy sinh bạn đặt trong phòng tối và không có ánh sáng mặt trời hay ánh sáng thường thì rất khó để cây phát triển. Đèn cần phải là các đèn xịn và có ánh sáng mạnh như đèn chihiros wrgb.

Dinh dưỡng: Cây cần bổ sung dưỡng đủ để cây phát triển, hãy nhớ là vừa đủ nếu như thừa dưỡng kết hợp với thừa sáng hoặc nóng thì cây sẽ bị rữa lá.

Nước: Nước trong bể cần trong và có dòng chảy.

Co2: Trân châu ngọc trai trồng cần phải bổ sung co2 khá nhiều, nếu không có co2 thì tốt nhất bạn không nên mua cây này để trồng vì nó sẽ không thể phát triển được ở môi trường ít co2.

Tóm lại: Khi chơi trân châu ngọc trai thì bạn phải kiên nhẫn và trồng nhiều lần thì mới đúc kết được ra kinh nghiệm chơi phù hợp.

Cách trồng trân trâu ngọc trai đúng cách

Khi mua cây ở tiệm thủy sinh về bạn cần tách cây ra khỏi giá thể và rửa thật sạch, sau đó nhặt bỏ lá và thân dập nát, loại bỏ đất cát và rác bám trên cây.

Sau đó bạn chọn những mầm cây khỏe nhất và bó thành từng cụm một khoảng 5 đến 10 ngọn một chụm và trồng cách ra như hình phía dưới.

*
Cách trồng trân trâu ngọc trai

Sau thời gian chăm sóc tốt và áp dụng công thức đúng cách thì cây sẽ nhanh chóng bò lan và phủ khắp bể thủy sinh. Sau khi cây lên cao thì bạn cần phải cắt tỉa để tránh bị phá bố cục. Chú ý không nên cắt tỉa mất mầm góc của cây.

*
Chăm sóc đủ tốt trân châu ngọc trai sẽ bò nền rất khỏe

Cây trân châu ngọc trai khi chăm sóc đủ tốt thì bạn chỉ cần bật đèn khoảng 20 phút là cây sẽ thở như hình phía dưới.

*
trân châu ngọc trai thở

Tốc độ phát triển của trân châu ngọc trai một khi đã đủ dưỡng thì chúng bò lan khá nhanh. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên cắt tỉa để chơi được lâu hơn.

*
Thảm trân châu ngọc trai khoảng 8 tháng tuổi.

Cách chăm sóc trân trâu ngọc trai tránh rêu hại

Việc trông cây thủy sinh hay gặp trường hợp rêu hại, tảo nâu và nhiều loại bênh khác là điều không thể tránh khỏi. Để xử lý việc này thì anh em cần phải xem nó bị bệnh gì để còn biết cách xử lý.

Nếu cây bị rêu hại thì anh em cần phải nuôi thêm các loại tép ăn rêu lại như tép mũi đỏ, tép suối, tép yamato hoặc các loại tép khác. Ngoài ra anh em cần phải nuôi thêm một vài loại cá ăn rêu hại như cá bút chì, cá otto, các bác sĩ…vv.

Cây trân châu ngọc trai bị rữa thân lá xử lý ra sao.

Trường hợp cây bị rữa thân chủ yếu là nước quá nóng, anh em cần phải giảm nhiệt độ nước vào mức tiêu chuẩn từ 16 đến 25 độ.

Thừa sáng: Đèn chiếu sáng quá lâu và ánh sáng đèn để sát bể khiến cho thừa sáng làm cho tảo dễ phát triển và cũng làm cho nước trong bể nóng lên gây rữa cây.

Thừa dưỡng: Thừa dưỡng cũng là nguyên nhân khiến cho cây bị rữa lúc đó bạn cần phải thay nước.

Bể quá bẩn: Nước trong bể bị bẩn và đục lâu ngày không thay nước cũng khiến cho cây dễ mắc phải các bệnh và gây rữa thân lá.

Xem thêm: Bản Đồ Thời Chiến Quốc Qua Các Thời Kỳ, Bản Đồ Xuân Thu Chiến Quốc

Kết luận

Như vậy qua bài viết này bạn đã biết qua về loại cây thủy sinh trân châu ngọc trai rồi phải không. Hãy theo dõi và tìm hiểu thêm các loại cây thủy sinh khác tại elaopa.org nhé.