Thời Xuân Thu – Chiến Quốc Trung Hoa, chính trị xã hội phát triển với nhịp độ chóng mặt, chiến tranh ngày càng ác liệt hơn do các chư hầu tranh giành vị thế bá chủ.

Bạn đang xem: Bản đồ thời chiến quốc

Bạn đang xem: Bản đồ xuân thu chiến quốc

Sau một giai đoạn tăng trưởng chiến tranh ở mọi góc độ, năm 579 TCN: Tề, Tần, Tấn và Sở quyết định đình chiến, cùng nhau phân chia thiên hạ; các nước khác hầu như trở thành các nước vệ tinh (nước phụ dung).

Năm 546 TCN, Tấn và Sở đồng ý ngừng chiến.

Sau một thời gian tương đối yên ổn trong thế kỷ thứ 6 TCN, 2 nước chư hầu ven biển (vùng Chiết Giang ngày nay) là Ngô và Việt ngày càng hùng cường. Qua nhiều năm long tranh hổ đấu, vua Câu Tiễn nước Việt (496 TCN – 465 TCN) hạ gục nước Ngô, trở thành vị bá chủ cuối cùng được công nhận.

1/ Lục Khanh xào nấu nhà vua, Tam Tấn lên ngôi bá chủ

Thế ổn định của Xuân Thu bị phá bởi nước Tấn. Quyền lực vua Tấn ngày càng suy giảm, Lục Khanh tức 6 họ lớn nổi lên tranh quyền. Bước sang thời Chiến Quốc, còn lại 4 họ là Hàn, Ngụy, Triệu và Trí.

Tuy họ Trí có thế lực mạnh nhất nhưng vì quá kiêu ngạo đáng ghét, nên 3 họ kia đã liên thủ, mỗi người lụi họ Trí 1 dao.

Nước Tấn chia 3: Hàn, Ngụy, Triệu; vua Chu đồng ý phong hầu cho hết thảy => Kích hoạt những cuộc soán ngôi, tranh quyền đoạt vị tiếp theo.

2/ Nước Ngụy cháy nhà thủng nóc, Hàn Triệu đục nước béo cò

Sự vụ tiếp tục xảy ra ở vùng đất Tam Tấn, khi nước Hàn ở giữa rơi vào tranh quyền nội bộ. Hai ông Hàn Triệu không bỏ lỡ cơ trời đem quân chiếm đất cướp của. Ai dè sau đó hai ông lại bất hòa với nhau, rồi tự dưng rút quân về nước. Ngụy thở phào nhẹ nhõm.

3/ Ngụy nổi máu phục thù, Triệu ôm đầu kêu cứu

Năm 354 TCN, sau khi nội bộ ổn định, Ngụy khởi hùng binh đánh Triệu để trả mối thù bị cướp phá năm xưa. Ngụy đánh Triệu ná thở, thả quân bao vây thành Hàm Đan giàu có.

Việc đang yên lành thì nước Tề phía đông thấy ngứa, quyết định xuất quân đánh thẳng vào nước Ngụy. Quân viễn chinh Ngụy vội kéo về giải cứu chính quốc, ai ngờ gặp quân Tề phục kích ở Quế Lăng, bị thua không còn manh giáp. Đây chính là kế “vây Ngụy cứu Triệu” kinh điển trong sử sách.

4/ Ngụy vẫn hổ báo như xưa, Tần ngư ông đắc lợi

Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn. Năm 341 TCN, Ngụy lại khởi binh đánh xuống phía nam trả thù nước Hàn. Ai ngờ giữa đường lại gặp thằng cha Tôn Tẫn thích lo chuyện bao đồng. Quân Tề do Tôn Tẫn tham mưu đã đánh “bay màu” quân Ngụy ở Mã Lăng, khiến Bàng Quyên, chủ tướng Ngụy cũng vong mạng.

Lúc này, nước Tần phía tây lợi dụng thời đem quân chiến nhiều đất đai của Ngụy, buộc Ngụy phải dời đô sang Biện Lương.

5/ Cải cách Thương Ưởng, Tần Quốc lên ngôi

Khoảng năm 359 TCN, Thương Ưởng (商鞅), một vị quan nước Tần, bắt đầu đưa ra nhiều cải cách biến Tần từ một nước lạc hậu trở thành nước có vị thể vượt hẳn sáu nước kia. Trong đó có việc sửa đội luật pháp: mọi người đều bình đẳng về pháp luật, pháp luật được công bố cho toàn dân được biết.

“Các luật thưởng phạt quân nhân rất nghiêm, thứ dân có chiến công thì được chức tước, quý tộc mà không có chiến công thì bị giáng xuống thành thứ dân. Tất cả cải cách đều nhằm mục đích duy nhất là sản xuất lúa cho nhiều để nuôi binh, là luyện binh cho mạnh để xâm chiếm nước khác.”

6/ Các nước lần lượt xưng Vương, chẳng coi vua Chu ra sất gì


*

7/ Sở mới vượt lên đôi chút, bị Tần đánh cho “ngáo ngơ”

Nước Tần có Thương Ưởng thì Sở cũng có Ngô Khởi cải cách. Nước Sở ngày càng giàu mạnh, quốc lực dồi dào.

Lúc đó, nước Việt bạo gan, muốn lấn đất Trung nguyên tranh hùng, liền ồ ạt tấn công Sở. Ai ngờ bị Sở quật cho không trật phát nào, bay màu vĩnh viễn khỏi bản đồ.

Sở cũng thôn tính được nhiều miếng đất ngon lành ở Trung nguyên. Nhưng trong cuộc cạnh tranh tay đôi với Tần, Sở không cự nổi, quốc lực cũng hao tổn ít nhiều. Việc được mất chưa biết ra sao?

8/ Hợp tung chống Tần, Liên hoành định thiên hạ

Tới gần cuối thời Chiến Quốc, Tần trở thành nước rất mạnh so với 6 thằng còn lại. Vì thế, các nước nghĩ nhiều sách lược để chống lại sự bành trướng thô bạo của Tần, với 2 trường phái chính: Hợp tung liên minh theo chiều dọc để từ Nam tới Bắc để đánh nhau với Tần; Liên hoành liên kết với Tần để dựa vào uy thế của họ.

Ban đầu thuyết Hợp tung mang lại một số thành công, dù cuối cùng nó đã tan vỡ.

Tần luôn lợi dụng thuyết Liên hoành để đánh bại từng nước một. Trong giai đoạn này, nhiều triết gia và chiến thuật gia đã đi chu du các nước để khuyên các vị vua cai trị đưa ý kiến của họ vào áp dụng thực tiễn.

Những nhà chiến thuật gia đó rất nổi tiếng về những mưu mẹo và trí tuệ của mình, và được gọi chung là Tung Hoành gia (縱橫家), lấy theo tên của hai trường phái chiến lược chính thời Chiến Quốc.

9/ Tần Thủy Hoàng chiếm 6 nước, Thiên Hạ nhất thống từ đây

Chuyện gì đến cũng đến. Sang thế kỷ 3 TCN, nhờ ưu thế về kinh tế và quân sự, Tần chứng tỏ mình “ngầu bá” rõ rệt so với các quốc gia phía đông, nhất là sau sự xuống dốc của Tề và Sở.

Tần dùng chiến thuật “viễn giao cận công” (giao hảo với nước xa, tấn công nước gần), lấn đất các nước tiếp giáp với mình như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở nhưng hòa hiếu với nước Tề ở xa. Chiến thuật này tỏ ra hiệu quả.

Năm 256 TCN, Tần chiếm Tây Chu.

Năm 249 TCN, Tần chiếm Đông Chu.

Năm 230 TCN, Tần chiếm Hàn.

Năm 225 TCN, Tần chiếm Ngụy.

Xem thêm: Top 10 Địa Chỉ Bán Đồ Cổ Ở Đâu, Làng Đồ Cổ Chợ Đồ Cổ

Năm 222 TCN, Tần chiếm Yên và Triệu. Năm 221 TCN, Tần chiếm Tề, hoàn thành thống nhất Trung Quốc, kết liễu thời Chiến Quốc.