Kỹ thuật sử dụng mồi giả câu cá chẽm nào là chính xác và hiệu quả nhất? Hãy cùng Đăng Ninh Fishing đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé!


Câu cá chẽm là thử thách được nhiều cần thủ ưa chuộng và trải nghiệm. Để có thể thành công chinh phục được loài cá này cần có kỹ thuật câu chính xác và sử dụng mồi giả câu cá chẽm phù hợp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về kinh nghiệm, kỹ thuật sử dụng các loại mồi câu cá chẽm (cá vược) nói chung và sử dụng mồi giả nói riêng. Cùng theo dõi nhé!

1. Cá chẽm (Cá vược) là cá gì?

Cá chẽm hay còn có tên gọi khác là cá vược, tên tiếng Anh là Barramundi. Đây là giống cá nước ngọt sống chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới đến nhiệt đới ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cá vược có thân hình thon dài, dẹt ở 2 bên và cuống đuôi khuyết sâu. Miệng cá rộng, răng đều, phần lưng hơi lồi và nắp mang có gai cứng.

Bạn đang xem: Mồi giả câu cá chẽm

Giống cá chẽm có đặc tính di cư xuôi ra cửa sông hoặc ven biển để sinh sản. Khi trứng nở đưa vào gần bờ, cá con lớn lên sẽ lại di cư và khu vực nước ngọt để sinh sống và phát triển. Nhìn chung, cá chẽm là loài cá ăn tạp và khá hung dữ. Cách bắt mồi của loài cá này hung tợn và có khả năng bắt được những con mồi có kích thích tương đương. Những cú táp mồi mạnh mẽ của loài cá này cũng là điểm thu hút khiến mọi cần thủ đều say mê.

Một số con mồi mà cá chẽm yêu thích như: cá, tôm, các loại phiêu sinh thực vật, động vật giáp xác,... Bởi đây là loài cá lớn nên cần thủ cần biết cách sử dụng mồi giả câu cá chẽm và kỹ thuật câu chính xác mới có thể chinh phục được chúng.

Người câu nên lựa chọn thời điểm râm mát, trời ít nắng hoặc sau mưa lớn 1 - 2 ngày. Tránh câu cá vào mùa hè, nên câu vào mùa thu để dễ dàng câu cá chẽm hơn. Địa điểm thích hợp chính là các khu vực bờ đá, có cây cối nhiều, bởi đây là những nơi mà loài cá chẽm thường đi kiếm ăn.

*

Cá chẽm là loài cá nước ngọt, ăn tạp và khá hung dữ

2. Mồi câu cá chẽm thường dùng

Thông thường, để câu thành công cá chẽm, người câu có thể sử dụng mồi sống từ tôm, cá hoặc dùng mồi giả câu cá chẽm. Cụ thể:

2.1. Sử dụng tôm tươi làm mồi câu cá vược

Để câu cá vược thành công nhất, cần thủ nên ưu tiên sử dụng các loại mồi sống. Bởi nếu mồi càng cử động nhanh, linh hoạt sẽ càng khiến cá chẽm vị kích thích. Chính vì thế, nên lựa chọn loại tôm tươi sống để làm tăng tỷ lệ cá chẽm cắn câu.

Tôm càng tươi sống sẽ càng thu hút cá chẽm, để tôm sống lâu hơn có thể áp dụng một số cách sau:

Cho tôm vào bình đựng đá để ướp lạnh: cho một lớp đá dày khoảng 15cm, sau đó để lớp giấy báo cũ ướt lên bề mặt.Rải một lớp rau tươi rồi cho tôm sống lên trên, độ dày lớp rau phụ thuộc vào địa điểm câu xa hay gần.

*

Sử dụng mồi sống từ tôm tươi giúp thu hút cá chẽm

2.2. Mồi câu cá chẽm từ cá đối

Bên cạnh việc sử dụng tôm, cá đối cũng là loại mồi mà cá chẽm rất yêu thích. Đây là loài cá có kích thước nhỏ, thịt cá béo ngậy, thơm ngọt. Nên chọn những con cá còn tươi sống, sau đó móc vào lưỡi câu thả xuống nước, chờ một thời gian sẽ thu hút cá chẽm cắn câu.

2.3. Sử dụng mồi giả câu cá chẽm

Ngoài việc sử dụng các loại mồi tự nhiên tươi sống, mồi giả cũng là lựa chọn vô cùng tiện lợi và lâu dài. Đặc biệt khi câu cá chẽm ở những khu vực nước đục, mồi giả với màu sắc nổi bật sẽ thu hút loài cá này hơn. Nếu câu ở những địa điểm nước trong, nên chọn mồi giả câu cá chẽm giống với màu sắc cá thật hoặc có ánh phản quang nhiều để đánh lừa thị giác loài cá tinh ranh này.

Việc chọn hình dáng loại mồi phù hợp cũng là gợi ý hoàn hảo dành cho các cần thủ. Để tăng thành công, nên chọn loại mồi lure cá chẽm bởi đây là mồi giả có màu sắc khá bắt mắt, đa dạng, tăng khả năng thu hút.

*

Mồi lure cá chẽm được nhiều cần thủ sử dụng

3. Sơ lược kỹ thuật sử dụng mồi giả câu cá chẽm

Cá chẽm là loài cá có kích thước khá lớn, với cá trưởng thành có thể đạt tới trọng lượng 50kg - 60kg. Chính vì vậy, cần chuẩn bị loại lưỡi câu lớn và cứng cáp. Cho phép cá cắn câu nhanh gọn mà khó trốn thoát hay bị sút ra.

Để đạt hiệu quả cao hơn, cần thủ nên chú ý chọn mua mồi giả của các hãng uy tín có action chuẩn. Khi câu sử dụng một số kỹ thuật câu khác nhau đưa cần đến vị trí cá đang trú ẩn sao cho giống thật nhất.

Nên chuẩn bị sẵn bộ mồi gồm nhiều màu sắc, độ sâu,...Bộ mồi chuẩn sẽ có những con mồi cơ bản như:

Mồi đi nổi: Walking Dog, Popper...Mồi đi cạn: SR - SSR ( độ sâu 30 - 40cm)Mồi trung bình: MR ( độ sâu từ 50cm -1m)Mồi đi sâu: DR ( từ 1m trở lên)Mồi chìm: cá sắt, Vib, mồi mềm….Mồi có màu nổi bật: hồng, xanh tiger, màu phản quang mạnh,..

Kỹ thuật chọn cần và máy cũng là một yếu tố quan trọng, thông thường với các khu vực đầm phá, hồ nước lợ ven biển, sẽ dùng cần dài từ 1m98 - 2m4, phổ biến nhất là từ 2m - 2m1. Khi câu ghềnh cầu kè sử dụng cần dài từ 2m7 - 3m3. Máy câu cũng nên chọn loại có tốc độ thu dây phù hợp để đảm bảo action của mồi thật nhất.

Về độ cứng, nên chọn cần có dải mồi tương ứng với kích cỡ mồi sử dụng. Mục đích để đảm bảo cân bằng giữa độ ném xa, độ chắc khi dính cá và độ cảm nhận khi rê mồi trong nước.

Xem thêm: Bộ Sưu Tập Hình Xăm Sóng Nước Mini Sóng Biển Độc Đáo, 110 Sóng Nước Ý Tưởng

*

Chọn loại cần câu cá chẽm có kích thước phù hợp

4. Kinh nghiệm câu cá chẽm cần lưu ý

Bên cạnh việc tìm hiểu về kỹ thuật móc mồi giả câu cá chẽm, cách chọn cần,... người câu cũng cần lưu ý một số kinh nghiệm sau đây:

Cầm cần câu thấp tay, và ổn định, chú ý đọt cần để cảm nhận mồi di chuyển. Với người mới câu nên luyện tập cầm thường xuyên.Nếu cá không ăn, nên thay đổi mồi thường xuyên để tìm ra độ sâu và màu sắc mồi giả phù hợp.Không nên giật cần mạnh khi thấy cá đớp mồi, như vậy sẽ khiến cá giật mình và giãy mạnh làm đứt dây, gãy cần.Khi thả mồi giả câu cá vược xuống vị trí xác định, chú ý kéo mồi chuẩn phù hợp với action của mồi.Nên chọn ngày câu cá chẽm từ ngày 13 - 17 hoặc 28 - 3 âm lịch hàng tháng vì đây là thời điểm có số lượng cá kiếm mồi nhiều.Lưu ý nên chọn mua cần, mồi câu giả ở địa chỉ uy tín, chất lượng để cần câu chắc chắn, tăng tỷ lệ cá đớp mồi.

*

Khi cá đớp mồi không nên giật mạnh để tránh làm gãy cần