Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 ngạc nhiên trước khả năng tư duy không gian của học sinh Đà Nẵng tại Ngày hội Toán học mở 2021.

Bạn đang xem: Đức giang siêu trí tuệ

Sau nhiều năm triển khai tại các thành phố lớn, Ngày hội Toán học mở 2021 đã diễn ra tại Đà Nẵng ngày 18/4 với sự phối hợp của Tổ chức Giáo dục FPT, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng. Với chủ đề "Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn", ngày hội thu hút hơn 2.000 người tham dự gồm học sinh, sinh viên cùng lãnh đạo, chuyên viên các Sở Giáo dục và đào tạo, giảng viên, giáo viên Toán phổ thông và những người yêu thích Toán học tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

Xuất hiện tại ngày hội, Nguyễn Đức Giang – Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 đã khiến các bạn trẻ xôn xao khi mang tới thử thách "Nhận diện nửa quả óc chó" từng khiến tuyển thủ Trung Quốc phải dừng chân tại Siêu trí tuệ 2016. Thay vì tự mình thực hiện thử thách này, Đức Giang đã gửi lời "thách đấu" tới hơn 2.000 học sinh và người yêu Toán có mặt tại ngày hội.



Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 Nguyễn Đức Giang (áo trắng, ngoài cùng bên trái) có phần chia sẻ thực tế, hấp dẫn về phương pháp ghi nhớ, tư duy trong môn Toán

12 bạn học sinh đã nhận lời thách đấu của thành viên biệt đội siêu trí tuệ. Sau 10 phút căng mắt và căng não, hai trong số ba đội chơi đã tìm ra đáp án chính xác khiến Đức Giang cũng cảm thấy bất ngờ. Sau phần thử thách thú vị này, Nguyễn Đức Giang dành thời gian chia sẻ với các bạn học sinh về vai trò của Toán học trong việc rèn luyện tư duy cũng như phương pháp để học tốt môn Toán phổ thông.

"Ví dụ với hình học không gian, thay vì vẽ trên giấy thì bạn có thể làm mô hình bằng giấy để có sự tiếp xúc trực quan. Nó sẽ giúp ích trong việc tưởng tượng và tư duy về các chiều không gian. Quá trình tiếp xúc trực tiếp với mô hình là lúc bộ não ghi nhớ về các điểm, góc, cạnh... nên sẽ rút ngắn được thời gian để ghi nhớ những cái mới. Nhờ vậy, tư duy học Toán cũng sẽ nâng cao", Đức Giang chia sẻ.

Tại Ngày hội Toán học mở 2021, người yêu Toán còn được lắng nghe bài giảng của Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Thị Hà Dương. Cô đã thiết kế bài giảng theo hình thức kể chuyện để nhóm đối tượng đại chúng từ 6 đến 66 tuổi đều có thể nghe hiểu và thông qua lăng kính đồ thị trả lời câu hỏi "thế giới của chúng ta rộng lớn hay bé nhỏ" một cách khoa học và dễ hiểu.



Những kiến thức về đồ thị Toán học được thiết kế một cách trực quan, dễ hiểu cho đối tượng đại chúng từ 6 đến 60 tuổi

Trong bài giảng "Giáo dục Toán thực - Một cách hiểu đầy đủ về việc dạy toán gắn với thực tiễn và sự phù hợp với mục tiêu Chương trình môn Toán 2018", Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Trung đã cùng khách mời trao đổi về thực trạng giáo dục Toán thực trên thế giới và tại các trường học ở Việt Nam, vai trò của giáo viên trong hoạt động giảng dạy Toán thực cũng như những phương pháp để học sinh đam mê môn học này.

"Giới thiệu công nghệ Blockchain: Lý thuyết và ứng dụng" là nội dung được đông đảo các bạn sinh viên ngành Toán, CNTT, kỹ thuật tại Đà Nẵng quan tâm. Phó giáo sư, Tiến sĩ Đức (David) Trần trình bày trong bài giảng của mình: "Giá trị lớn nhất của công nghệ này là cho phép hiện thực hoá một xã hội được trợ giúp bởi kỹ thuật số, nơi mọi người đều có thể tham gia đóng góp, cộng tác và giao dịch mà không cần hoài nghi về sự tin cậy và minh bạch".



Các trò chơi trải nghiệm đã góp phần khơi gợi tình yêu Toán học với các bạn trẻ.

Cũng theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Đức (David), Blockchain đã và đang cách mạng hóa cách mà các ứng dụng được phát triển để phục vụ con người, với ảnh hưởng trong hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm tài chính, giáo dục, sức khỏe, môi trường, và du lịch.



Thầy và trò cùng nhau giải Toán trong khu vực hoạt động trải nghiệm.

Xem thêm: Hỏi Đáp: Vàng Da Lòng Bàn Chân Bị Vàng, Lòng Bàn Chân Vàng Là Bệnh Gì Bác Sĩ

Song song với việc lắng nghe các bài giảng chuyên môn, những người yêu Toán còn được tham gia hàng loạt hoạt động trải nghiệm Toán học thông qua các trò chơi, mô hình tại ngày hội.