Địa chỉ ủng hộ trực tuyến kinh phí, nguồn lực cho công tác phòng chống dịch COVID-19: vandongxahoi.mattran.org.vn
2 trường hợp dương tính mới phát hiện được cách ly tập trung ngay khi về tỉnh nên nguy cơ lây lan đã được khoanh vùng
elaopa.orgPortal - Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến. Các đơn vị cung cấp dịch vụ công, nhiều cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ và qua phương tiện điện tử. Cùng với đó, những giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán cạnh tranh sôi động. Với nhiều lợi ích thiết thực thực, ngày càng nhiều người dân lựa chọn xu hướng giao dịch, mua sắm trực tuyến.

Bạn đang xem: Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt


*

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn người dân sử dụng mã QR để thanh toán phí giải quyết thủ tục hành chính

Ứng dụng các hình thức thanh toán mới

Không cần trao đổi tiền mặt trực tiếp như phương thức truyền thống, hiện nay, người dân có thể sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng.

Thời gian gần đây, để phòng, chống dịch Covid-19, gia đình chị Hà Thị Kim Nương ở phường Nông Trang, thành phố Việt Trì đã hạn chế đến nơi đông người, chuyển sang mua sắm trực tuyến. Từ đồ dùng thiết yếu đến các vật dụng để giải trí cho gia đình đều được giao hàng tận nhà và thanh toán bằng cách chuyển khoản. Chị Nương chia sẻ: “3 năm trở lại đây, tôi đã thanh toán trực tuyến tiền điện, nước, điện thoại, internet; đi siêu thị, mua sắm thì quẹt thẻ. Càng ngày tôi càng thấy tiện ích rõ ràng của thói quen thanh toán không tiền mặt. Chỉ cần ngồi ở nhà, tôi vẫn dễ dàng mua được hàng hóa, dịch vụ qua vài cú chạm trên di động hoặc nhấp chuột máy tính. Gần đây tôi còn chuyển dần sang kênh ngân hàng điện tử. Không chỉ thanh toán các loại hóa đơn, chuyển tiền mà gửi tiết kiệm, đáo hạn tôi cũng thực hiện online.

*

Chị Hà Thị Kim Nương mua sắm và thanh toán trực tuyến

Những năm gần đây, số lượng, giá trị các giao dịch được thực hiện qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ tính riêng năm 2020, số giao dịch tài chính không dùng tiền mặt qua kênh Internet trong toàn hệ thống ngân hàng là gần 1,2 triệu món với tổng giá trị trên 26.160 tỷ đồng; số giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động trên 3,3 triệu món với tổng giá trị gần 30.740 tỷ đồng; số giao dịch thanh toán bằng thẻ có gần 400.000 thẻ với tổng giá trị gần 9.700 tỷ…

Ông Phạm Trường Giang - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh cho biết: Hiện nay hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta cơ bản đã được hoàn thiện. Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng được mở rộng, đầu tư và nâng cấp. Thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công ngày càng được chú trọng, tăng cường. Ngành Ngân hàng đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán, phát triển các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử cũng như đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.

Điểm nhấn trong thanh toán dịch vụ công

Cùng với các dịch vụ thương mại, thanh toán không dùng tiền mặt ở lĩnh vực dịch vụ công của tỉnh có bước phát triển nhanh và mạnh mẽ. Thời gian qua, tỉnh đã cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ nộp thuế, thanh toán tiền điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội, từng bước giảm sử dụng tiền mặt trong giao dịch chi trả các dịch vụ công và chương trình an sinh xã hội.

Gần 1 tháng trở lại đây, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã cho phép người dân đến giải quyết thủ tục hành chính thanh toán trực tiếp tại quầy của từng đơn vị qua hình thức mã quét (QR code). Theo ông Nguyễn Xuân Long - Phó Giám đốc Trung tâm: Đơn vị đã phối hợp với VNPT Phú Thọ, Ngân hàng Công Thương Việt Nam để tạo điều kiện cho người dân thanh toán không dùng tiền mặt phí,lệ phí khi nộp hồ sơ bằng 2 hình thức: Sử dụng mã quét tại quầy giao dịch hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉhttp://dichvucong.elaopa.org. Hình thức này không chỉ tiết kiệm thời gian cho người dân mà còn góp phần tăng cường công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính.

Chị Nguyễn Thị Thao sống tại xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để làm lý lịch tư pháp. Tại đây, chị đã được hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến và thanh toán qua mã QR. Chị cho biết: Cách thanh toán này rất tiện dụng, chỉ mất khoảng 1 phút sử dụng điện thoại thông minh là tôi đã hoàn thành giao dịch.

*

Chị Nguyễn Thị Thao thanh toán lệ phí bằng mã QR

Việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ thương mại, dịch vụ công tuy đã có bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở khu vực thành thị; thực tế người dân tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận và sử dụng hình thức này. Nguyên nhân là do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn phổ biến, việc tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại của một bộ phận người dân còn khó khăn. Mặt khác, công tác thông tin, tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp thấy được tiện ích khi thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế…

Để đẩy nhanh thực hiện lộ trình thanh toán không dùng tiền mặt, Phú Thọ đang tích cực truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, qua đó nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho người dân. Chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ tiếp tục phối hợp, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thực hiện thu phí dịch vụ bằng phương tiện thanh toán điện tử.

Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thanh toán trực tuyến khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính. Sở cũng yêu cầu các đơn vị viễn thông triển khai các giải pháp thiết thực để khuyến khích việc sử dụng không dùng tiền mặt trong cộng đồng. Điển hình như Viettel Phú Thọ phát triển chương trình Mobile Money. Đây là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt giống như Internet Banking, Mobile Banking hay Ví điện tử. Tuy nhiên, giải pháp này không bắt buộc người dùng phải cài đặt ứng dụng riêng. Thông qua tài khoản viễn thông gắn với thẻ SIM, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính một cách dễ dàng bằng cả thiết bị thông minh hay điện thoại phổ thông; hoặc trực tiếp đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất vào bất kể thời gian nào.

Xem thêm: Mũ Hàn Điện Tử, Mặt Nạ Hàn Điện Tử Wh4001 Giá Hấp Dẫn, Dẫn Đầu Xu Hướng

*

Hệ thống siêu thị VinMart cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ ATM

Các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử; khuyến khích thanh toán điện tử trong thương mại điện tử. Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, tạo niềm tin cho khách hàng. Toàn tỉnh quyết tâm giảm giao dịch trực tiếp, nâng cao tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng.