Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống là yếu tố vô cùng cần thiết hiện nay. Đặc biệt, trong môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp kỹ năng giao tiếp còn là bí quyết xây dựng mối quan hệ hữu ích, là phương thức thể hiện giá trị bản thân, là chìa khóa vàng mở cánh cửa thành công .

Bạn đang xem: 7 kỹ năng giao tiếp cơ bản


Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp cũng là điểm trừ, điểm hạn chế của nhiều người. Dưới đây là các chiêu giúp bạn nâng cao số điểm trong mắt người khác.

*
Kỹ năng giao tiếp cơ bản

Kỹ năng giao tiếp

kỹ năng giao tiếp cơ bản

Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán

Nói nhỏ là biểu hiện của thiếu tự tin. Nếu bạn nói nhanh thì bạn cần ngẩng cao đầu, nói rõ ràng từng chữ, khăng khái. Nếu bạn nói chậm bạn cố gắng nói thật to, rõ ràng câu nói.

Không nói vòng vo


Không nói vòng vo khó hiểu, khi được hỏi hoặc nói chuyện thì trả lời thẳng thắn và trực tiếp để người đối diện dễ hiểu nhất, ra ngoài quá nhiều cuộc hội thoại, bạn có thể mất vài giây để suy nghĩ, nhưng đừng trả lời 1 cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc hội thoại.

Tránh ậm ừ

Bạn không nên nói ầm ừ, à ừ thì, hoặc ư thì cũng, đã tự thể hiện bạn thiếu tự tin và lo lắng trong vấn đề đó. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể gúp bạn thể hiện sự tự tin, thoải mái cho người đối diện. Giáo sư Đại học Harvard – Amy Cuddy – khẳng định, vị trí các bộ phận trên cơ thể con người có thể gây ra phản ứng hóa học, giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp đồng và tác động mạnh đến người nghe.

Ý kiến này của vị giáo sư từng được xếp vào 20 bài nói chuyện TED thú vị nhất mọi thời đại.

Mục tiêu rõ ràng

Một trong những yếu tố có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp là bạn luôn phải nói rõ ràng. Tác giả cuốn sách The Secrets of Dynamic Communications cho rằng, giao tiếp chủ yếu để thuyết phục hoặc cho phép.


Bạn sẽ phải tự mình suy nghĩ cách đạt được mục tiêu và trả lời câu hỏi tại sao mục tiêu đó lại quan trọng. Một khi biết câu trả lời, bạn sẽ tập trung làm sáng tỏ và khi nắm vững được điều gì đó, bạn sẽ tự tin thể hiện.

Hỏi lại những điều chưa rõ

Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.

Nói ngắn gọn

Để nâng cao kỹ năng giao tiếp, bạn nên học cách nói chuyện, trình bày quan điểm của bản thân ngắn gọn, tuy nhiên vẫn đầy đủ thông tin, nội dung cần truyền đạt. Khi nhận thấy mình nói quá nhiều, nói hết phần của người khác, bạn nên tạm dừng ngay lập tức.

Các chuyên gia nhận định, khi tạm dừng, bạn có thể hít thở sâu khoảng 3-5 lần, có thời gian suy nghĩ và lấy lại tinh thần, xác định được những điều mình nên nói.


Liên lạc qua ánh mắt

Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.

Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết

Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.

Lắng nghe

Kiến thức là sức mạnh. Hiểu nhiều về những suy nghĩ cũng như khả năng nhận thức của người nghe, bạn sẽ càng kết nối và bắt chuyện với họ dễ dàng hơn.

Điều này sẽ giúp bạn tự tin trong giao tiếp và thể hiện bản thân.

Tạo sự thân mật

Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.

Xem thêm: Các App Mua Sắm Online Giá Rẻ Chất Lượng Tốt, Mua Sắm Online Giá Rẻ

Những kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp cần biết:

Khi nói chuyện bạn cần chân thành và thoải mái nhất. Không nên khó chịu, tự ép mình vui vẻ sẽ gây ấn tượng không tốtKhông nên tự nhiên im lặng, hoặc nói nửa vời, nửa bí mật sẽ làm người đối diện khó chịuCần lắng nghe, không nên ngắt lời người khác, đây là kỹ năng quan trọng bạn cần rèn luyện. Lần sau họ sẽ ngại khi nói chuyện với bạnKhi làm nhómNếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì thầm vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm ra vẻ bí mật. Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị. Đây là bí quyết giao tiếp quan trọng mà ai cũng thường mắc lỗi.Khi nói chuyện, nên giữ khoảng cách vừa phải. Nếu không gian nhiều đồ vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tuyệt đối tránh ngó nghiêng lung tung vì họ sẽ nghĩ là bạn đang soi mói vào đời tư của họ. Đối với người lớn tuổi, nên đứng lại gần hơn vì họ có thể bị lãng tai và không nghe rõ.Nếu không thể nói sự thật thì cũng đừng tìm cách nói dối. Ví dụ như có người hỏi bạn chiếc áo mới mua của cô ấy đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy nó xấu, đừng nên giả vờ khen đẹp. Hãy cho cô ấy biết sữ cảm nhận của bạn một cách khéo léo nhất hoặc đưa ra một cách trả lời khéo léo: “chắc do tôi không hợp với phong cách này, nên tôi thấy không thích lắm…” Đây là kỹ năng ứng xử tốt nhất trong các kỹ năng trên.Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ nói những chi tiết liên quan, không thao thao bất tuyệt và bất chấp nói dù người nghe có muốn nghe hay không. Để làm tốt điều này, bạn cần phải có đầu óc quan sát. Vừa kể một câu chuyện và vừa xem thái độ người nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú lắm như ngáp dài, mắt trĩu xuống, lấy tay chống cằm hay nhìn ngó nghiêng chỗ khác…hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc thật nhanh câu chuyện.Một kỹ năng ứng xử hiệu quả trong kỹ năng giao tiếp nữa là không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.