Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên là bản kê khai toàn bộ thông tin về học sinh, sinh viên trước khi tiến hành thủ tục nhập học vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc cao đẳng, đại học. Sau đây Trường cao đẳng công thương Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mới nhất một cách cụ thể, chi tiết để các bạn tiện theo dõi.

Bạn đang xem: Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên của bộ giáo dục

Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên là mẫu được sử dụng cho các cấp tiểu học, trung học và cho các tân sinh viên đại học, cao đẳng để khai các thông tin cá nhân, gia đình để hoàn thiện hồ sơ gửi nhà trường quản lý và lưu trữ. Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên thường dài khoảng 4 trang A4 với các mục có sẵn, học sinh chỉ cần điền các thông tin vào những chỗ trống. Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên 2022 đầy đủ chi tiết sẽ giúp các bạn điền đúng mẫu quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

1. Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là gì?

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên còn được gọi là hồ sơ trúng tuyển theo mẫu của Bộ GD&ĐT. Đây là một trong số những loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi học sinh cuối cấp và được sử dụng làm hồ sơ nhập học đối với các tân sinh viên tại những trường đại học, cao đẳng.

2. Các yêu cầu khi viết lý lịch học sinh sinh viên

Về mặt hình thức:

Trình bày sạch đẹp, phải thống nhất được màu chữ phông chữ, không nên có nhiều màu chữ trên một hồ sơ.Tránh việc tẩy xóa khi viết tay.Ảnh thẻ là hình 4×6, là hình nghiêm túc không được lấy hình selfie làm ảnh thẻ.

Về mặt nội dung:

Điền thông tin chính xác, đầy đủ, tránh lan man và đặc biệt là thông tin sai. Trước khi bắt đầu viết, hãy chuẩn bị đẩy đủ các thông tin, giấy tờ cần thiết như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thông tin về bố mẹ, anh, chị, em.Chụp lại giấy tờ tùy thân trong trường hợp khẩn cấp.Có xác nhận từ địa phương và dấu hiệu nhận biết ở cuối Hồ sơ .Ghi lại các thành tích phù hợp với yêu nơi mà mình gửi.

3. Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Phần trang bìa hồ sơ học sinh sinh viên:

*
*
*
*
*
*
*
*

5. Phân biệt sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc làm

Hiện nay, trên thị trường có hai loại sơ yếu lý lịch phổ biến đó là sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và sơ yếu lý lịch xin việc làm. Bạn có thể phân biệt hai loại này như sau:

Giống nhau

– Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm đều là những giấy tờ quan trọng và có mục đích là kê khai thông tin của các cá nhân.

– Điểm chung của hai bản sơ yếu lý lịch này là đều phải khai báo những thông tin như: thông tin cá nhân (họ tên, ngày sinh, gia đình, hộ khẩu thường trú và một số thông tin về địa chỉ liên lạc như số điện thoại hay địa chỉ email) và một số thông tin phụ thuộc vào mục đích làm sơ yếu lý lịch.

– Cả hai loại sơ yếu lý lịch đều yêu cầu phải dán ảnh chân dung của người làm (thông thường là ảnh 3×4) và có xác nhận dấu của địa phương.

Khác nhau

– Đối với bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên:

+ So với bản sơ yếu lý lịch xin việc làm thì thông tin khai báo của sơ yếu lý lịch sinh viên có phần hạn hẹp hơn. Đây là bản sơ yếu lý lịch dành cho các bạn tân sinh viên vừa mới trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng nên chỉ khai báo về quá trình học tập ở cấp 3 và không có phần kinh nghiệm làm việc.

+ Các thông tin cần điền gồm: Số ký hiệu trường, số báo danh, khu vực tuyển sinh, kết quả học tập ở các lớp cuối cấp (THPT, THBT, TCCN, THN), ngành học, điểm trúng tuyển, điểm ưu tiên, lý do được tuyển thẳng hoặc được thưởng điểm, năm tốt nghiệp…

– Sơ yếu lý lịch xin việc làm:

+ Thông tin khai báo của sơ yếu lý lịch việc làm nhiều hơn, thông thường sẽ thêm phần kinh nghiệm làm việc và các thông tin về quá trình học tập ở trường đại học, cao đẳng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chế Kích Điện 12V Lên 220V Từ Nguồn Atx Nguồn Máy Tính

+ Không nhất thiết phải có các thông tin quan trọng và chính xác như trong mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, thay vào đó nhấn mạnh mục đích, mục tiêu và định hướng nghề nghiệp.