Chỉ cần ae nghệ nhân đam mê Họa MI nắm được tiêu chí này thì gần như ae sẽ tự lựa chọn và sở hữu được em Họa Mi hay.

Bạn đang xem: Hướng dẫn cách luyện họa mi chiến chọi hay

 

1.NHẤT NHÃN (Mắt là số một):

 

*

(1,Lục đậu thanh. 2,Thiên lam thanh. 3,Bạch nhãn thủy. 4,Phỉ thúy lục. 5,Bảo thạch lục. 6,Hoàng kim sa. 7,Nguyệt bạch nhãn. 8,Sà nhãn. 9,Thái hoa hoàng. 10,Đạm lục sa. 11,Khôi bạch thủy. 12,Kim hoàng sa. 13,Khôi nhãn. 14,Hoàng kim nhãn. 15,Đại thanh nhãn. Bốn con mắt còn lại được ghi chú là "Tần lãnh bắc pha điểu" nghĩa là chim vùng núi cao bắc nước Tần.)

Tại sao mắt lại được đặt lên hàng đầu? theo như các bậc tiền bối trong nghề thì chim cũng như người, đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, nhìn vào mắt người ta có thể đánh giá được người đó (hoặc con chim đó) hiền hay ác, can đảm hay hèn nhát, tự tin hay nhu nhược, già hay trẻ,v.v.. vì vậy khi chọn chim đầu tiên người ta phải chọn mắt trước tiên (tất nhiên là đối với người có kinh nghiệm thôi, còn với ai mới vào nghề tôi sẽ mách nước sau). Khi đã ưng ý chất lượng của đôi mắt rồi thì có nghĩa là con HM đó đã được chấp nhận 70-80% rồi, các tiêu chuẩn còn lại chỉ còn là chuyện nhỏ.

Trước khi đi vào chi tiết tiêu chuẩn của mắt,tôi xin nói một chút về cấu tạo bên ngoài của mắt HM, Mắt HM không giống mắt người, bình thường mắt tương đối tròn, không có lòng trắng mà thay vào đó là nền mắt (nhãn tảy) với nhiều màu sắc khác nhau như ở bảng màu mắt: 1,Lục đậu thanh. 2,Thiên lam thanh. 3,Bạch nhãn thủy. 4,Phỉ thúy lục. 5,Bảo thạch lục. 6,Hoàng kim sa. 7,Nguyệt bạch nhãn. 8,Sà nhãn. 9,Thái hoa hoàng. 10,Đạm lục sa. 11,Khôi bạch thủy. 12,Kim hoàng sa. 13,Khôi nhãn. 14,Hoàng kim nhãn. 15,Đại thanh nhãn. Ở giữa nền mắt là Đồng tử màu đen.Ngoài ra vể hình thái còn có: mắt lồi, mắt lép, mắt loãng, mắt chặt, mắt to, mắt méo, mắt chuột , mắt hở v.v…cứ rối cả lên. Vậy ta bắt đàu từ đâu?

Như trên tôi nói đến nhãn tảy(nền mắt) những người có thâm niên gột chim chọi bao giờ cũng bắt đầu bằng việc chọn nhãn tảy, trong nhãn tảy có một yếu tố đặc biệt quan trọng là SA TẢY, nhiều người đã hiểu nhầm chữ SA là CÁT nên dịch sa tảy là cát mắt, thực ra chữ SA này dịch đúng nghĩa phải là SỢI hoặc TIA, như vậy SA TẢY có nghĩa là TIA NỀN MẮT.

Bạn để chim ở chỗ có ánh sáng đầy đủ (không nên để dưới nắng) nhìn thẳng vào nền mắt của chim, bạn sẽ thấy những tia lốm đốm (không phải ánh sáng mà là những hạt vật chất dày đặc) từ xung quanh đồng tử tỏa ra bốn phía trên nền mắt, những tia này càng rõ càng to, càng dày thì càng tốt, nó chứng tỏ chim già rừng và đang có lửa.

Ngược lai nếu nền mắt trong veo một màu, không có tia hoặc tia nhỏ, mờ thì là chim non, hoặc chim hèn, không có lửa. Cũng có trường hợp những tia này mịn, nhưng dày đặc tạo thành một quầng bao quanh đồng tử một cách rõ ràng thì chim này cũng được, loại này thường sau khi nuôi một thời gian tia mắt sẽ rõ dần.Nếu bạn mới chơi thì nên tập nhìn tia mắt chim thuộc trước,hiểu rồi sẽ dễ dàng hơn khi chọn mắt chim mọc vì chúng nhảy loạn lên khó nhìn lắm.

Sau khi đã chọn được sa tảy (tia mắt hay vẫn được gọi là cát). Bạn chọn đến Đồng tử, chim thuộc có tuổi lồng từ 2-3 năm lồng thì thường đồng tử rất nhỏ chỉ to bằng hạt tấm. Chim mộc già rừng (2-3 năm rừng) đồng tử cũng nhỏ chỉ bằng hạt đỗ xanh, chim mộc non hoặc chim hèn thì đồng tử rất to, to tương đương hạt đậu tương, choán gần kín nền mắt. Như vậy chỉ nhìn vào đồng tử bạn cũng có thể có cơ sở đẻ nhận biết chim thuộc, chim mộc già và chim mộc non đấy(tất nhiên đó chỉ là một căn cứ thôi muốn chính xác thì cần phải có thêm nhiều căn cứ khác nữa).

Tiếp đến bạn bạn chọn hình thái của mắt,như trên tôi đã nói mắt chim bình thường có hình gần tròn (70% chim có dạng này) đó là những con chim non không đến 2 năm rừng, chim mộc già rừng thì mắt sẽ méo dần (mý trên cong ít , mý dưới cong nhiều) và dài, My thuộc 3-4 năm lồng thì hiện tượng méo mắt càng rõ, mý mắt trên như xụp xuống trông rất lỳ.(bạn đừng nhầm lẫn mý mắt và lông my nhé). Nhìn từ phía trước lại bạn sẽ thấy có con hai mắt lép, hóp vào, nhưng có con mắt lồi ra-con mắt lép là non, kém; con mắt lồi là già ,tốt.

Về màu mắt thì trong bài có ảnh minh họa của mười mấy loại mắt của TQ, nhìn vào cứ loạn cả lên, bạn nên chọn mắt màu lục đậu (vỏ đỗ xanh) màu nâu đen (có người gọi là màu nâu đỏ) màu vàng đất. Còn các màu vàng tươi, màu cùi nhãn.. cũng có con tốt nhưng ít được ngưòi sành chim chọn lựa. Lông my thường mọc kín sát đến mý mắt nhưng có con giữa mý mắt và lông my có một khoảng da không có lông my che phủ thì gọi là Mắt hở tức là không tốt.

Một con chim có đôi mắt méo, dài, tia mắt rõ, đồng tử nhỏ, mắt lồi ra và không hở thì được gọi là Mắt chặt hoặc Mắt đóng chặt là vậy,và nếu bạn chọn được một con chim có đặc điểm mắt như vậy thì tuyệt cú mèo đấy-80 đến 90% là chim chọi còn hót thì miễn bàn rồi.

 

2. NHỊ MAO: ( thứ hai là lông):

 

 

*

Người ta cho rằng lông chim Họa my cần phải tơi,mỏng,mềm,mượt thì mới tốt.Chim có lông loại này sau khi nuôi được 2-3 năm lồng thì phần lông cổ,yếm và bụng thường hơi xoắn ,trông như từng rãnh từng hàng vậy,nhưng vẫn mượt.Lông đỉnh đầu phải mỏng,mịn,nằm sát da đầu,các vân màu đen phải rõ nhưng nhỏ chứ không to.Lông mỏ(râu)phải to,dài,ôm sát mỏ,chủ yếu những lông to phải hướng ra đằng trước và hơi chúc xuống.những con có râu mỏ ngắn,bé,hoặc mọc chĩa ra tứ phía thì không tốt.Chỗ mép mỏ có một nhúm lông thẫm màu(hai mép đều có) nhúm lông này càng thẫm,càng đen thì càng tốt -gọi là chim “mặt đen(con nào nhạt màu thì gọi là “mặt trắng”-không tốt).Lông đuôi không nhất thiết dài hay ngắn(vì còn tùy thuộc chim trường hay đoản)mà chủ yếu lông đuôi phải đều,dầy,khít,phần chót đuôi hơi vuông thì tốt hơn loại lượn tròn.Lông my có nhiều hình thái:

-Loan câu my (cong lên như dấu ngã)-Tuyến my(thẳng,nhỏ như đừơng kẻ)-Qua tử my(lông my chỉ viền xung quanh mắt,không có đoạn kéo dài ra phía sau,trông như hạt bí).-Liên châu my(phần đuôi rời từng đoạn trông hư chuỗi ngọc).-Lộc giác my(phần đuôi chia làm nhiều nhánh trông như sừng hươu)……

Trên thực tế về hình thái lông my thì không được thông nhất cho lắm vì vậy chỉ cần chọn lông my có màu hơi xám,mịn,cân đối là được.

 

3.TAM ĐẦU(thứ ba là đầu):

 

*

 

Đầu họa my có khá nhiều biến thái,người ta căn cứ vào những nét riêng mà chủ yếu là đường nét bên ngoài tương đương hoặc giống cái gì,con gì để đặt tên cho từng loại,thông thường có mấy loại như sau:

-Sà đầu (đầu rắn): Đầu chim tương đối to nhưng mỏng khi nhìn ngang,mắt đóng cao đường sống mỏ trên +trán+đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng.Nhìn đằng trước lại thì phần trán giữa hai mắt hơi lõm hoặc phẳng,hai mắt hơi lồi ra,đỉnh đầu nhỏ hơn nên trong cằm như bạnh ra(trông như hình thang cân).Nhìn từ tren xuống thì hai bên từ cổ đến đầu đến sát mỏ gần song song.

-Cáp giới đầu (đầu cắc kè): Đây là loại đầu rất hay lẫn với đầu rắn,chỉ khác biệt là khi nhìn từ trên xuống thì hai bên từ cổ đến đầu đến sát mỏ là hai đường chéo(như hai cạnh tam giác).Nhìn từ trước lại mắt không lồi.

-Phương đầu (Đầu vuông): Đầu thường to hơn những con bình thường,mỏ to.Nhìn từ trên xuống hoặc nhìn ngang thì từ hai bên cổ đến sát đầu đến mỏ là hai đường song song.Mắt cũng không lồi ra rõ ràng,không đóng cao như đầu sà,nhưng thường cát to,rõ(chim già).nhiều người cứ thấy chim húc vỡ đầu cũng gọi là phương đầu(trông cũng vuông thật).

-Tiêm đầu (Đầu nhọn): Đầu này thường thấy ở chim ngũ trường,nhìn tổng thể chim rất đẹp,cân đối,nuôi hót thì miễn chê,dáng nhảy khoan thai,nhẹ nhàng,dễ quen người.nhìn ngang hoặc nhìn từ trên xuống thì từ cổ…đến sát mỏ là hai đường chéo kết hợp với mỏ thành một tam giác hẹp.

-Nga đầu (Đầu ngỗng): Cũng có người gọi là Đầu quả táo.có những nét gần giống Đầu vuông nhưng nhỏ hơn,nhìn ngang thì phần trán và đỉnh đầu vòng lên tròn như đầu ngỗng.

Cũng còn vài hình thái đầu nữa nhưng không thông dụng và thực tế việc phân biệt cũng không rõ ràng tôi cung xin không nêu nữa.

Ở Việt nam những người chơi chim HM sành điệu chỉ thích chọn chim đầu rắn và đầu vuông, tuy hơi khó thuần hóa nhưng trông tướng dữ dằn và thực tế thường hiếu chiến, còn ở TQ thì có sự phân phân biệt một chút, tuy cũng tập trung chơi hai loại đầu này nhưng người phương bắc(Thượng hải, Phúc kiến, Hồ nam, Hồ bắc, Sơn đông…hắt lên phía bắc ) chủ yếu chơi đầu vuông, (Quảng đông ,Quảng tây,Vân nam,Quý châu…trở xuống) thì tập trung chơi đầu rắn.

4,TỨ CƯỚC: (Thứ tư là chân-bao gồm Đùi,cẳng,ngón và móng).

 

*

Chân HM tuy được xếp vào tiêu chuẩn cuối nhưng thực tế khi chọi chim HM, chân chim lại đóng một vai trò rất quan trọng, có thể quyết định cả cục diện thắng thua, đó chính là đòn khóa và miếng khóa. Một con HM có đòn mỏ hay nhưng kém đòn chân (khóa) thì khó lòng dành phần thắng.

Các đặc điểm về chân chim Hoạ Mi:

- Đùi chim: Khi chọn chân chim rất ít người để ý đến đùi chim (vì bị lông che phủ, muốn xem đùi bắt buộc phải bắt chim cầm trên tay, vì vậy bạn nhớ khi mua chim mộc nên chú ý xem đùi). Đùi chim phải to và dài (to bằng ngón út đàn ông, dài bằng hoặc hơn cẳng chân chim) thì mới đạt yêu cầu (nếu ai chơi gà chọi thì chác biết câu “Mình công mỏ cốc, cánh vỏ trai. Đùi dài, cẳng ngắn, chẳng sợ ai” – con chim My cũng vậy) Cẳng chân phải to, dù là màu gì thì các vảy chân cũng phải có ngấn thật rõ, chỗ vẩy trên xếp lên vảy duới phải gồ lên như ngói nóc nhà và phải khô (chim già rừng mới như vậy).

- Đấm to (chỗ chia ngón):, các ngón ngắn dài đều được nhưng phải to và mở rộng (ngón chụm thì ít khóa), Móng chân phải sắc, cong đều, không nên chọn móng dài quá (không kể chim thuộc). Nhưng con có cẳng chân màu đen (mặc cước) hoặc màu xám (khôi cước) vảy chân không có ánh phản quang thì thường có móng dài và hay bị nấm mốc khi có tuổi ***g chừng 1-2 năm (ta vẫn hay gọi là chân đi ủng). Khi đậu trên cầu cẳng chim hơi rạng ra nhưng phải có góc trên 60 độ.(làm cho thế chim cao ráo ngang tàng).-”Sà đầu quy bối ,đả tử bất thôi”,có nghĩa là “đầu rắn ,lưng rùa đánh nhau đến chết cũng không chịu lùi”.Câu thành ngữ này của người TQ dùng để nhận xét hình dáng bên ngoài của con HM có liên quan khá mật thiết tới tính cách của nó.Đầu rắn thì tôi đẫ đề cập rồi còn lưng rùa thì ta phải nhìn từ 2 phía mới dánh giá chính xác,khi nhìn ngang, lưng phải gồ lên,lượn tròn như lưng rùa,khi nhìn thẳng từ trước lại thì phần ngực kéo xuống sát đùi phải tương đối phẳng,trông ngực rất nở.-”Công phu phạ đại lực” có nghĩa là “Võ giỏi vẫn sợ to khỏe” .Câu này khuyên người chơi HM rằng con chim dù có miếng đánh hay nhưng nhỏ con thì vẫn bất lợi,vì vậy khi chọn chim thì nên chọn chim to,khỏe.

Tất cả những giải thích của tôi trong loạt bài này một phần dựa trên kinh nghiệm bản thân,phần lớn là học hỏi và sưu tầm từ các bạn chơi,một phần nữa là từ các sách của TQ, những giải thích này chỉ mang tính KINH NGHIỆM chứ tuyệt nhiên không phải là ĐỊNH NGHĨA hay CƠ SỞ KHOA HỌC vì thế nó có thể đúng nhưng cũng có thể sai,các bạn chỉ nên tham khảo để có hướng thôi chứ đừng dập khuôn máy móc nhé.

Ai chơi Mi mới biết, các Tiền Bối có thâm niên hay các Cao thủ lão làng thường giấu các thủ thuật hay kinh nghiệm cho riêng mình, sống dùng, chết mang theo ko 1 ai muốn chia sẻ với người khác, nhưng không phải là tất cả mà rất hiếm người tâm huyết chia sẻ. Hy vọng rằng qua bài này ae đam mê dặc biệt là ae nhập môn sẽ rút ra cho mình điều gì đó trong niềm đam mê.

(P/s: Bài viết dự trên kiến thức tổng hợp) .

 

NHỮNG PHẢN HỒI CỦA QUÝ AE NGHỆ NHÂN TRÊN TOÀN QUỐC SỬ DỤNG CÁM TUẤN MI

 

*

HÃNG CÁM TUẤN MI ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

*

 

Nhà SX CÁM TUẤN MI đã mang chiến binh khai xuân 2017 và đạt thành tích GIẢI NHẤT GIẢI MI CHỌI HỘI QUÁN tháng 1/2017

*

 

CÁM TUẤN MI NHÀ TÀI TRỢ VÀNG SIÊU CUP CÁC CLB HỌA MI VIỆT NAM

 

*

NGHỆ NHÂN XUÂN HƯNG ĐÌNH LẬP - LẠNG SƠN SỬ DỤNG CÁM TUẤN MI ĐẠT GIẢI NHẤT Tháng 6/2017

*

 

Nghệ nhân Phú (Lai Châu) sử dụng CÁM TUẤN MI cho chính chiến binh Họa Mi do Tuấn Mi tuyển chọn đạt GIẢI NHẤT giải liên tỉnh MI CHỌI LAI CHÂU.

 

*

Nghệ nhân Lâm (Điện Biên) sử dụng CÁM TUẤN MI cho chính chiến binh Họa Mi của anh và đạt GIẢI NHẤT + Điện Quân giải mi chiến Tp Điện Biên 2017.

Xem thêm: Truyện Ngắn Bằng Tiếng Anh, 200 Truyện Ngắn Tiếng Anh Cho Người Mới Học

*

 

Nghệ Phùng Anh (Tiền Giang) sử dụng CÁM TUẤN MI cho 2 chiến binh Họa Mi của anh và đạt GIẢI NHẤT và GIẢI NHÌ giải mi chiến Tiền Giang.