MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ Y TẾ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 51/2017/TT-BYT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

THÔNGTƯ

HƯỚNGDẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quảnlý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướngdẫn phòng, chẩn đoán và xử tríphản vệ.

Bạn đang xem: Hộp chống sốc phản vệ

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn về phòng, chẩnđoán và xử trí phản vệ.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan,tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từngữ

1. Phản vệ là một phản ứng dị ứng,có thể xuất hiệnngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dịnguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tửvong nhanh chóng.

2. Dị nguyên là yếu tố lạ khitiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc vàcác yếu tố khác.

3. Sốc phản vệ là mức độ nặngnhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản cóthể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Điều 3. Ban hành kèmtheo Thông tư này các hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ sau đây

1. Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ tại Phụ lục I.

2. Hướng dẫn chẩn đoán mức độ phản vệtại Phụ lục II.

3. Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ tạiPhụ lục III.

4. Hướng dẫn xử trí phản vệ trong mộtsố trường hợp đặc biệt tại Phụ lục IV.

5. Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trangthiết bị y tế tại Phụ lục V.

6. Hướng dẫn khai thác tiền sử dị ứngtại Phụ lục VI.

7. Mẫu thẻ theo dõi dị ứng tại Phụ lục VII.

8. Hướng dẫn chỉ định làm test da tại Phụ lục VIII.

9. Quy trình kỹ thuật test da tại Phụ lục IX.

10. Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệtại Phụ lục X.

Điều 4. Nguyên tắc dựphòng phản vệ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ,nhân viên y tế phải bảo đảm các nguyên tắc dự phòng phản vệ sau đây:

1. Chỉ định đường dùng thuốcphù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.

2. Không phải thử phản ứng cho tất cảthuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Không được kê đơn thuốc, chỉ địnhdùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh.

Trường hợp không có thuốc thay thế phùhợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩnchuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng,chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằngvăn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.

Việc thử phản ứng trên người bệnh vớithuốc hoặc dị nguyên đã từng gây dị ứng cho người bệnh phải được tiến hành tạichuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do các bác sĩ đã được tập huấn vềphòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ thực hiện.

4. Tất cả trường hợp phản vệ phải đượcbáo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại củathuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theodõi phản ứng có hại của thuốc theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc hiệnhành theo quy định tại Phụ lục V banhành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng BộY tế về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.

6. Khi đã xác định được thuốchoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cấp cho người bệnh thẻtheo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng theo hướng dẫn tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, giảithích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗikhi khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 5. Chuẩn bị, dựphòng cấp cứu phản vệ

1. Adrenalin là thuốc thiết yếu, quantrọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ.

2. Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phảiđược trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu phản vệ. Thành phần hộp thuốc cấp cứuphản vệ theo quy định tại mục I Phụ lục V banhành kèm theo Thông tư này.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải cóhộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế theo quy định tại mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bác sĩ, nhân viên y tế phải nắm vững kiến thứcvà thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đồ.

5. Trên các phương tiện giao thôngcông cộng máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, cần trang bị hộp thuốc cấp cứu phảnvệ theo hướng dẫn tại mục I Phụ lục V ban hànhkèm theo Thông tư này.

Điều 6. Xử trí phản vệ

1. Adrenalin là thuốc quan trọng hàngđầu để tiêm bắp ngay cho người bị phản vệ khi được chẩn đoán phản vệtừ độ II trở lên.

2. Bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng viên, hộsinh viên, kỹ thuật viên phải xử trí cấp cứu phản vệ theo quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IVban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với người có tiền sử phản vệ cósẵn adrenalin mang theo người thì người bệnh hoặc người khác không phải là nhânviên y tế được phép sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp để tiêm bắp cấp cứukhi không có nhân viên y tế.

Điều 7. Hiệu lực thihành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15tháng 02 năm 2018.

2. Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 4tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệhết hiệu lực kểtừ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 8. Điều khoảntham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạmpháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổsung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật, quy định mới.

Điều 9. Trách nhiệmthi hành

1. Trách nhiệm của người đứng đầu, ngườiphụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tổ chức thực hiện nghiêm Thông tưnày tại cơ sở khám, chữa bệnh.

b) Ban hành hướng dẫn, quy chế, quytrình cụ thể để áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở hướng dẫn củaThông tư này.

c) Đào tạo, tập huấn, phổ biến Thôngtư này cho người hành nghề, nhân viên y tế thuộc cơ sở khám, chữa bệnh quản lý.

2. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnhchịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tưnày.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh traBộ, Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng Y tế Bộ, ngành, cơ quan tổ chức,cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khókhăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Cục Quản lýKhám, chữa bệnh, Bộ Y tế để được hướng dẫn, xem xét và giải quyết./.

Nơi nhận: - Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐTCP); - Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c); - Các Thứ trưởng Bộ Y tế; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Y tế các Bộ, Ngành; - VP Bộ, TTra Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc BYT; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; - Cổng thông tin điện tử BYT; - Lưu: VT, PC, KCB (02).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Viết Tiến

PHỤLỤC I

HƯỚNGDẪN CHẨN ĐOÁN PHẢN VỆ(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởngBộ Y tế)

I. Chẩn đoán phản vệ:

1. Triệu chứng gi ý

Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhấtmột trong các triệu chứng sau:

a) Mày đay, phù mạch nhanh.

b) Khó thở, tức ngực, thở rít.

c) Đau bụng hoặc nôn.

d) Tụt huyết áp hoặc ngất.

e) Rối loạn ý thức.

2. Các bệnh cảnh lâm sàng:

1. Bệnh cảnh lâm sàng 1: Các triệu chứngxuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa...)và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:

a) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thởrít, ran rít).

b) Tụt huyết áp (HA) hay các hậu quả củatụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).

2. Bệnh cảnh lâm sàng 2: Ít nhất 2trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi người bệnhtiếp xúc với yếu tố nghi ngờ:

a) Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay,phù mạch, ngứa.

b) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thởrít, ran rít).

c) Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụthuyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).

d) Các triệu chứng tiêu hóa (nôn, đaubụng...).

3. Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt huyết ápxuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ màngười bệnh đã từng bị dị ứng:

a) Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áptâm thu (HA tối đa) hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi (huyết áp tâm thu

b) Người lớn: Huyết áp tâm thu

II. Chẩn đoán phân biệt:

1. Các trường hợp sốc: sốc tim, sốc giảmthể tích, sốc nhiễm khuẩn.

2. Tai biến mạch máu não.

3. Các nguyên nhân đường hô hấp: COPD,cơn hen phế quản, khó thở thanh quản (do dị vật, viêm).

4. Các bệnh lý ở da: mày đay,phù mạch.

5. Các bệnh lý nội tiết: cơn bão giáptrạng, hội chứng carcinoid, hạ đường máu.

6. Các ngộ độc: rượu, opiat, histamin./.

PHỤLỤC II

HƯỚNGDẪN CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ PHẢN VỆ(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởngBộ Y tế)

Phản vệ được phân thành 4 mức độ nhưsau:

(lưu ý mức độ phảnvệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự)

1. Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứngda, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

2. Nặng (độ II): có từ 2 biểuhiện ở nhiều cơ quan:

a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàntiếng, chảy nước mũi.

c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịptim nhanh hoặc loạn nhịp.

3. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ởnhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

a) Đường thở: tiếng rít thanh quản,phù thanh quản.

b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rốiloạn nhịp thở.

c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, cogiật, rối loạn cơ tròn.

d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụthuyết áp.

4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiệnngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn./.

PHỤLỤC III

HƯỚNGDẪN XỬ TRÍ CẤP CỨU PHẢN VỆ(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm2017củaBộ trưởng Bộ Y tế)

I. Nguyên tắc chung

1. Tất cả trường hợp phản vệ phải đượcphát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõiliên tục ít nhất trong vòng24 giờ.

2. Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹthuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ.

3. Adrenalin là thuốc thiết yếu,quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩnđoán phản vệ từ độ II trở lên.

4. Ngoài hướng dẫn này, đối với một sốtrường hợp đặc biệt còn phải xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèmtheo Thông tư này.

II. Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): dị ứngnhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch

1. Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặcdiphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh.

2. Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ đểxử trí kịp thời.

III. Phác đồ xử trí cấpcứu phản vệ mức nặng và nguy kch (độ II, III)

Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyểnsang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:

1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặcdị nguyên (nếu có).

2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mụcIV dưới đây).

3. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp,nghiêng trái nếu có nôn.

4. Thở ô xy: người lớn 6-10 l/phút, trẻ em2-4 l/phút qua mặtnạ hở.

5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuầnhoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.

a) Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng(nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).

b) Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấpcứu (nếu khó thở thanh quản).

6. Thiết lập đường truyền adrenalintĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G)hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịchnhanh (theo mục IV dưới đây).

7. Hội ý với các đồng nghiệp, tậptrung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặcchuyên khoa dị ứng (nếu có).

IV. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyềndịch

Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tốiđa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hôhấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu vềtiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy.

1. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống,tiêm bắp:

a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ

b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tươngđương 1/4 ống).

c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tươngđương 1/3 ống).

d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2ống).

e) Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1ống).

2. Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần.

3. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như khoản1 mục IV 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định.

4. Nếu mạch không bắt được và huyết ápkhông đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắpnhư khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải:

a) Nếu chưa có đường truyềntĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứuphản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalintiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng:

- Người ln: 0,5-1 ml(dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thểtiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyềntĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.

- Trẻ em: Không áp dụngtiêm tĩnh mạch chậm.

b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch,truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch.Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh.

c) Đồng thời với việc dùng adrenalintruyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9%1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lạinếu cần thiết.

5. Khi đã có đường truyền tĩnh mạchadrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyếtáp 1 giờ/lần đến 24 giờ.

Bảng tham khảocách pha loãng adrenalin với dung dịch Nacl 0,9% và tốc độ truyền tĩnh mạch chậm

01 ống adrenalin 1mg pha với250ml Nacl 0,9% (như vậy 1ml dung dịchpha loãng có 4µg adrenalin)

Cân nặng người bệnh (kg)

Liều truyền tĩnh mạch adrenalin khởi đầu (0,1µg/kg/phút)

Tốc độ (giọt/phút) với kim tiêm 1 ml=20 giọt

Khoảng 80

2ml

40 giọt

Khoảng 70

1,75ml

35 giọt

Khoảng 60

1,50ml

30 giọt

Khoảng 50

1,25ml

25 giọt

Khoảng 40

1ml

20 giọt

Khoảng 30

0,75ml

15 giọt

Khoảng 20

0,5ml

10 giọt

Khoảng 10

0,25ml

5 giọt

V. Xử trí tiếp theo

1. Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn: Tùy mức độsuy tuần hoàn, hô hấp có thể sử dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Thở oxy qua mặt nạ: 6-10lít/phút cho ngườilớn, 2-4 lít/phút ở trẻem,

b) Bóp bóng AMBU có oxy,

c) Đặt ống nội khí quản thông khí nhântạo có ô xy nếu thở rít tăng lên không đáp ứng với adrenalin,

d) Mở khí quản nếu có phù thanh môn-hạhọng không đặt được nội khí quản,

đ) Truyền tĩnh mạch chậm: aminophyllin1mg/kg/giờ hoặcsalbutamol 0,1 µg/kg/phút hoặcterbutalin 0,1 µg/kg/phút (tốtnhất là qua bơm tiêm điệnhoặc máy truyền dịch),

e) Có thể thay thế aminophyllin bằngsalbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ hoặc xịt họng salbutamol 100µg người lớn2-4 nhát/lần, trẻ em 2nhát/lần, 4-6 lầntrong ngày.

2. Nếu không nâng được huyếtáp theo mục tiêu sau khi đã truyền đủ dịch và adrenalin, có thể truyền thêm dung dịchkeo (huyết tương, albumin hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào sẵn có).

3. Thuốc khác:

- Methylprednisolon 1-2mg/kg ở ngườilớn, tối đa 50mg ở trẻ em hoặc hydrocortison 200mg ở người lớn, tối đa 100mg ở trẻ em,tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở).

- Kháng histamin H1 nhưdiphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: người lớn 25-50mg và trẻ em 10-25mg.

- Kháng histamin H2 như ranitidin: ởngười lớn 50mg, ở trẻ em 1mg/kg phatrong 20ml Dextrose 5% tiêm tĩnh mạch trong 5 phút.

- Glucagon: sử dụng trong các trường hợptụt huyết áp và nhịp chậm không đáp ứng với adrenalin. Liều dùng: người lớn 1-5mg tiêm tĩnh mạchtrong 5 phút, trẻ em 20-30µg/kg, tối đa 1mg, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 5-15µg/phút tùytheo đáp ứng lâm sàng. Bảo đảm đường thở tốt vì glucagon thường gây nôn.

- Có thể phối hợp thêm các thuốc vận mạchkhác: dopamin, dobutamin, noradrenalin truyền tĩnh mạch khi người bệnh có sốc nặngđã được truyền đủ dịch và adrenalin mà huyết áp không lên.

VI. Theo dõi

1. Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch,huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác3-5 phút/lần cho đếnkhi ổn định.

2. Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch,huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giácmỗi 1-2 giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.

3. Tất cả các người bệnh phản vệ cầnđược theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ saukhi huyết áp đã ổn địnhvà đề phòng phản vệpha 2.

4. Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứungừng tuần hoàn tích cực không kết quả./.

PHỤLỤC IV

HƯỚNGDẪN XỬ TRÍ PHẢN VỆ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởngBộ Y tế)

I. Phản vệ trên đối tượng sử dụng thuốcđặc biệt

1. Phản vệ trên người đang dùng thuốc chẹnthụ th Beta:

a) Đáp ứng của ngườibệnh này với adrenalin thường kém, làm tăng nguy cơ tửvong.

b) Điều trị: về cơ bản giống như phácđồ chung xử trí phản vệ, cần theo dõi sát huyết áp, truyền tĩnh mạch adrenalinvà có thể truyền thêm các thuốc vận mạch khác.

c) Thuốc giãn phế quản: nếu thuốc cườngbeta 2 đáp ứng kém, nên dùng thêm kháng cholinergic: ipratropium (0,5mg khídung hoặc 2 nhát đường xịt).

d) Xem xét dùng glucagon khi không cóđáp ứng với adrenalin.

2. Phản vệ trong khi gây mê, gây tê phẫu thuật:

a) Những trường hợp này thường khó chẩnđoán phản vệ vì người bệnh đã được gây mê, an thần, các biểu hiện ngoài da cóthể không xuất hiện nên không đánh giá được các dấu hiệu chủ quan, cần đánh giákỹ triệu chứng trong khi gây mê, gây tê phẫu thuật như huyết áp tụt, nồng độ oxy máugiảm, mạch nhanh, biến đổi trên monitor theo dõi, ran rít mới xuất hiện.

b) Ngay khi nghi ngờ phản vệ, có thể lấymáu định lượng tryptase tại thời điểm chẩn đoán và mức tryptase nền của bệnhnhân.

c) Chú ý khai thác kỹ tiền sử dị ứngtrước khi tiến hành gây mê, gây tê phẫu thuật để có biện pháp phòngtránh.

d) Lưu ý: một số thuốc gây tê là nhữnghoạt chất ưa mỡ (lipophilic) có độc tính cao khi vào cơ thể gây nên một tình trạngngộ độc nặng giống như phản vệ có thể tử vong trong vài phút, cần phải điều trịcấp cứu bằng thuốc kháng độc (nhũ dịch lipid) kết hợp với adrenalin vì không thểbiết được ngay cơ chế phản ứng là nguyên nhân ngộ độc hay dị ứng.

đ) Dùng thuốc kháng độc là nhũ dịchlipid tiêm tĩnh mạch như Lipofundin 20%, Intralipid 20% tiêm nhanh tĩnh mạch,có tác dụng trung hòa độc chất do thuốc gây tê tan trong mỡ vào tuần hoàn. Liềulượng như sau:

- Người lớn: tổng liều 10ml/kg, trongđó bolus 100ml, tiếp theo truyền tĩnh mạch 0,2-0,5ml/kg/phút.

- Trẻ em: tổng liều 10ml/kg, trong đóbolus 2ml/kg, tiếp theo truyền tĩnh mạch 0,2-0,5ml/kg/phút.

Trường hợp nặng, nguy kịch có thể tiêm2 lần bolus cách nhau vài phút.

3. Phản vệ với thuốc cản quang:

a) Phản vệ với thuốc cản quang xảy rachủ yếu theo cơ chế không dị ứng.

b) Khuyến cáo sử dụng thuốc cản quangcó áp lực thẩm thấu thấp và không ion hóa (tỷ lệ phản vệ thấp hơn).

II. Các trường hợp đặc biệt khác

1. Phản vệ do gắng sức

a) Là dạng phản vệ xuất hiện sau hoạtđộng gắng sức.

b) Triệu chứng điển hình: bệnh nhân cảmthấy mệt mỏi, kiệt sức, nóng bừng, đỏ da, ngứa, mày đay, có thể phù mạch, khòkhè, tắc nghẽn đường hô hấp trên, trụy mạch. Một số bệnh nhân thường chỉ xuấthiện triệu chứng khi gắng sức có kèmthêm các yếu tố đồng kích thích khác như: thức ăn, thuốc chống viêm giảmđau không steroid, rượu, phấn hoa.

c) Người bệnh phải ngừng vận động ngaykhi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Người bệnh nên mang theo người hộp thuốc cấpcứu phản vệ hoặcbơm tiêm adrenalin định liều chuẩn (EpiPen, AnaPen...). Điều trị theo Phụ lụcIII ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Gửi khám chuyên khoa Dị ứng-miễn dịchlâm sàng sàng lọc nguyên nhân.

2. Phản vệ vô căn

a) Phản vệ vô căn được chẩn đoán khixuất hiện các triệu chứng phản vệ mà không xác định được nguyên nhân.

b) Điều trị theo Phụ lục III ban hànhkèm theo Thông tư này.

c) Điều trị dự phòng: được chỉ địnhcho các bệnh nhân thường xuyên xuất hiện các đợt phản vệ (> 6 lần/năm hoặc> 2lần/2 tháng).

d) Điều trị dự phòng theo phác đồ:

- Prednisolon 60-100mg/ngày x 1 tuần,sau đó

- Prednisolon 60mg/cách ngày x 3 tuần,sau đó

- Giảm dần liều prednisolon trong vòng2 tháng

- Kháng H1: cetirizin 10mg/ngày,loratadin 10mg/ngày..../.

PHỤLỤC V

HỘPTHUỐC CẤP CỨU PHẢN VỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởngBộ Y tế)

I. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ:

STT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

1

Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ (Phụ lục III, Phụ lục X)

bản

01

2

Bơm kim tiêm vô khuẩn

- Loại 10ml

cái

02

- Loại 5ml

cái

02

- Loại 1ml

cái

02

- Kim tiêm 14-16G

cái

02

3

Bông tiệt trùng tẩm cồn

gói/hộp

01

4

Dây garo

cái

02

5

Adrenalin 1mg/1ml

ống

05

6

Methylprednisolon 40mg

lọ

02

7

Diphenhydramin 10mg

ống

05

8

Nước cất 10ml

ống

03

II. Trang thiết bị y tế và thuốc tốithiểu cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Oxy.

2. Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻnhỏ.

3. Bơm xịt salbutamol.

4. Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mởkhí quản và/hoặc mask thanh quản.

5. Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ)đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng thuốc gây tê, gây mê.

6. Các thuốc chống dị ứng đường uống.

7. Dịch truyền: natriclorid 0,9%./.

PHỤLỤC VI

HƯỚNGDẪN KHAI THÁC TIỀN SỬ DỊ ỨNG(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởngBộ Y tế)

Lưu ý khai thácthông tin trên thẻ dị ứng của người bệnh nếu có (xem mẫu thẻtheo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này)

STT

Nội dung

Tên thuốc, dị nguyên gây dị ứng

Có/ s lân

Không

Biểu hin lâm sàng-xử trí

1

Loại thuốc hoặc dị nguyên nào đã gây dị ứng?

2

Dị ứng với loại côn trùng nào?

3

Dị ứng với loại thực phẩm nào?

4

Dị ứng với các tác nhân khác: phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm...?

5

Tiền sử cá nhân có bệnh dị ứng nào? (viêm mũi dị ứng, hen phế quản...)

6

Tiền sử gia đình có bệnh dị ứng nào? (Bố mẹ, con, anh chị em ruột, có ai bị các bệnh dị ứng trên không).

PHỤLỤC VII

MẪUTHẺ THEO DÕI DỊ ỨNG(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

(Mặt trước)

Bệnh viện …………….

Khoa/Trung tâm …………….…………….

THẺ DỊ ỨNG

Họ tên: …………….……………. Nam □  Nữ □

Tuổi …………….

Số CMND hoặc thẻ căn cước hoặc số định danh công dân …………….…………….

Dị nguyên/thuốc

Nghi ngờ

Chắc chắn

Biểu hiện lâm sàng

…………….…………….

…………………………

…………….…………….

…………………………

…………….…………….

…………………………

…………….…………….

…………………………

…………….…………….

…………………………

Bác sĩ xác nhận chẩn đoán ký: ………………

ĐT ………………………………………

Họ và tên: ………………………………………

Ngày cấp thẻ………………………………………

(Mặt sau)

Ba điều cần nhớ

1) Các dấu hiệu nhận biết phn vệ:

Sau khi tiếp xúc với dị nguyên có một trong những triệu chứng sau đây

• Miệng, họng: Ngứa, phù môi, lưỡi, khó thở, khàn giọng.

• Da: ngứa, phát ban, đỏ da, phù nề.

• Tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau bụng.

• Hô hấp: khó thở, tức ngực, thở rít, ho.

• Tim mạch: mạch yếu, choáng váng.

2) Luôn mang adrenalin theo người.

3) Khi có dấu hiệu phản vệ:

“Tiêm bắp adrenalin ngay lập tức”

“Gọi 115 hoặc đến cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất”

PHỤLỤC VIII

HƯỚNGDẪN CHỈ ĐỊNH LÀM TEST DA(Gồmtest lẩy da và testnội bì)(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởngBộ Y tế)

1. Không thử phản ứng (test) cho tất cảcác loại thuốc trừ những trường hợp có chỉ định theo quy định tại khoản 2 dướiđây.

2. Phải tiến hành test da trước khi sửdụng thuốc hoặc dị nguyên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dịnguyên có liên quan (thuốc, dị nguyên cùng nhóm hoặc có phản ứng chéo) và nếungười bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau.

3. Khi thử test phải có sẵn các phươngtiện cấp cứu phản vệ.

4. Việc làm test da theo quy định tại Phụlục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng vớithuốc hoặc dị nguyên và kết quả test da (lẩy da hoặc nội bì) dương tính thì không được sửdụng thuốc hoặc dịnguyên đó.

6. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứngthuốc hoặc dị nguyên và kết quả test lẩy da âm tính với dị nguyên đó thì tiếp tụclàm test nội bì.

7. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứngthuốc và kết quả test lẩy da và nội bì âm tính với thuốc hoặc dịnguyên, trong trường hợp cấp cứu phải sử dụng thuốc (không có thuốc thay thế) cần cân nhắc làm testkích thích và/hoặc giải mẫn cảm nhanh với thuốc tại chuyên khoa dị ứng hoặc cácbác sĩ đã được tập huấn về dị ứng-miễn dịch lâm sàng tại cơ sở y tế có khả năngcấp cứu phản vệ và phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp củangười bệnh bằng văn bản.

8. Sau khi tình trạng dị ứng ổn địnhđược 4-6 tuần, khám lại chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc các chuyênkhoa đã được đào tạo về dị ứng-miễn dịch lâm sàng cơ bản để làm test xác địnhnguyên nhân phản vệ./.

PHỤLỤC IX

QUYTRÌNH KỸ THUẬT TEST DA(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởngBộ Y tế)

1. TEST LẨY DA

a) Giải thích cho người bệnh hoặc đạidiện hợp pháp của người bệnh và ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test.

b) Chuẩn bị phương tiện (kim lẩy da, bơm kim tiêm vôtrùng, dung dịch histamin 1mg/ml, thước đo kết quả, hộp cấp cứu phản vệ, thuốchoặc dị nguyên được chuẩn hóa).

c) Sát trùng vị trí thử test (những vịtrí rộng rãi không có tổn thương da như mặt trước trong cẳng tay, lưng), đợikhô.

d) Nhỏ các giọt dung dịch cách nhau3-5cm, đánh dấu tránh nhầm lẫn.

- 1 giọt dung dịch natriclorid 0,9%(chứng âm).

- 1 giọt dung dịch thuốc hoặc dịnguyên nghi ngờ.

- 1 giọt dung dịch histamin 1mg/ml (chứngdương).

e) Kim lẩy da cắm vào giữa giọt dung dịchtrên mặt da tạo một góc 45o rồi lẩy nhẹ (không chảy máu), nếu là loạikim nhựa 1 đầu có hãm, chỉ cần ấn thẳng kim qua giọt dung dịch vuông góc với mặtda, dùng giấy hoặc bông thấm giọt dung dịch sau khi thực hiện kỹ thuật.

f) Đọc kết quả sau 20 phút, kết quảdương tính khi xuất hiện sẩn ở vị trí dị nguyên lớn hơn 3mm hoặc trên 75% so vớichứng âm.

2. TEST NỘI BÌ

a) Giải thích cho bệnh nhân hoặc đạidiện hợp pháp của bệnh nhân và ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test.

b) Chuẩn bị dụng cụ (dung dịchnatriclorid 0,9%, bơm kim tiêm vô trùng loại 1ml, thước đo kết quả,hộp cấp cứu phản vệ, thuốc hoặc dịnguyên được chuẩn hóa).

c) Sát trùng vị trí thử test (những vịtrí rộng rãi không có tổn thương da như mặt trước trong cẳng tay, lưng,..), đợikhô.

d) Dùng bơm tiêm 1ml tiêm trongda các điểm cách nhau 3-5cm, mỗi điểm 0,02-0,05ml tạo một nốt phồng đường kính3mm theo thứ tự.

- Điểm 1: dung dịch natriclorid 0,9%(chứng âm).

- Điểm 2: dung dịch thuốc hoặc dịnguyên đã chuẩn hóa.

e) Đọc kết quả sau 20 phút, kết quảdương tính khi xuất hiện sẩn ở vị trí dị nguyên ≥ 3mm hoặc trên 75% so với chứngâm./.

Xem thêm: Tuyển Futsal Việt Nam Nhảy Vọt Trên Bảng Xếp Hạng Thế Giới, Bảng Xếp Hạng World Cup Futsal 2021

PHỤLỤC X

SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ(Banhành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Sơ đồ chi tiết về chẩn đoán và xửtrí phản vệ

*

II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xửtrí phản vệ

*

Ghi chú: Sơ đồ chi tiết về chẩn đoánvà xử trí phản vệ và Sơ đồ xử trí cấp cứu ban đầu phản vệ đề nghị in trên khổ giấylớn A1 hoặc A2 vàdán hoặc treotạivị trí thích hợp các nơi sử dụng thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh./.