Cùng Duypets dành 15 phút đọc bài Rắn Hổ Mang giá bao nhiêu tiền 1Kg? Mơ thấy rắn hổ mang đánh con gì?. Đa số các bài này mình đều tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau từ Việt Nam cho tới Thế Giới. Do đó có vài chổ trình bày chưa đẹp, câu cú chưa hay, mong bạn thông cảm


Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhấtTránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trungBạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên

Rắn hổ mang (hay rắn hổ mây) là loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới. Nọc độc của chúng có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng và rất khó để cứu chữa. Cùng Vương Quốc Loài Vật tìm hiểu cụ thể hơn về loài rắn này qua bài viết sau!


1/ Tìm hiểu về rắn hổ mang

Nguồn gốc rắn hổ mang

Rắn hổ mang có tên tiếng anh là Ophiophagus hannah. Chúng là loài rắn đứng đầu họ Rắn hổ (họ rắn có nọc độc và rất nguy hiểm), thuộc chi Ophiophagus.

Bạn đang xem: Giá bán rắn hổ mang chúa

*
Hình ảnh rắn hổ mang

Rắn hổ mang sống ở đâu?

Loài rắn này thường sống chủ yếu tại những khu rừng nhiệt đới sâu, ẩm thấp, nằm trong vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Ngoài ra một số loại rắn hổ mang cũng sinh sống quanh các vùng ao, hồ, sông suối

2/ Đặc điểm ngoại hình rắn hổ mang

Rắn hổ mang là loài rắn có kích thước lớn nhất thế giới, một số con rắn hổ mang khổng lồ có thể dài tới 7 mét, nặng 35 cân. Tuy nhiên, bình thường một con rắn hổ mang trưởng thành chỉ dài khoảng 3, 4 mét, nặng từ 5 – 6 cân.

Màu sắc da rắn sẽ khác nhau tùy loại và nơi chúng sinh sống. Một số loài rắn hổ mang sống quanh ao, hồ, sông, suối thường hay tiếp xúc với ánh sáng hơn, lớp da bên trên của chúng cũng sẽ sáng màu như màu vàng, trắng, nâu sáng. Ngược lại, các loài sống trong hang, trong các khu rừng ẩm thấp sẽ có lớp da tối, đậm màu.

*

Trên cơ thể rắn, có những đường kẻ trắng hoặc vàng nhỏ dọc theo thân. Phần bụng và cổ rắn sẽ mịn và sáng màu hơn, có thể màu trắng hoặc vàng kem tùy loài.

Khi còn nhỏ, hầu hết rắn hổ mang đều có lớp da màu đen tuyền, trên đó có những vạch kẻ hình chữ V. Những vạch này sẽ mờ dần hoặc mất đi vĩnh viễn khi chúng trưởng thành. Cũng như các loài rắn khác, rắn hổ mang cũng lột xác theo chu kỳ. Trung bình rắn con sẽ thay da 1 lần/tháng.

Đối với rắn trưởng thành, khoảng 2 – 3 tháng, chúng sẽ lột bỏ lớp da sần sùi cũ, lộ ra lớp da non mềm yếu.

Lúc này, chúng sẽ trú ngụ trong hang hoặc tìm đến nhà dân để giữ ấm, chờ đến khi lớp da cứng chắc hơn mới đi săn mồi.

Bên ngoài lớp da rắn được bao bọc bởi một lớp vảy cứng, có cấu tạo từ keratin. Các vảy xếp sát nhau thành từng hàng, phần lưng rắn có khoảng 14 – 16 hàng vảy nhỏ. Phần bụng rắn có khoảng 230 – 250 vảy (với con đực) và 240 – 260 vảy (với con cái), vảy bụng sẽ to, rông hơn so với phần lưng.

*

Rắn hổ mang có phần đầu lớn hơn khá nhiều so với các loài rắn khác. Khi đớp mồi, phần hàm của chúng có thể mở rất lớn nhờ khớp nối hai hàm lỏng lẻo ở hàm dưới. Ngoài ra, xương hàm của chúng sở hữu 2 chiếc răng nanh ở hàm trên, trong đó có dây truyền nọc độc khi chúng cắn kẻ thù.

Khi muốn uy hiếp kẻ thù, rắn hổ mang sẽ phồng mang ra to gấp nhiều lần bình thường khiến con mồi khiếp đảm. Sở dĩ chúng có thể phồng mang như vậy nhờ cấu tạo nếp gấp của lớp da lỏng lẻo ở cổ, giúp mang có thể banh rộng ra dễ dàng.

Đôi mắt của rắn hổ mang rất tròn và đen. Chúng có thể nhìn rõ mọi vật dù là trong đêm tối. Ngoài ra, mi mắt trong suốt đem lại cho chúng khả năng mở mắt mọi lúc mọi nơi mà không cần chớp mắt, rất có ích mỗi khi chúng săn mồi và uy hiếp kẻ thù.

*

Rắn hổ mang có thể sống khá lâu. Trong điều kiện thông thường, chúng có thể sống khoảng 18 – 25 năm. Người ta cũng ghi nhận một số con rắn hổ mang đã kéo dài tuổi thọ lên tới 30 năm.

3/ Tập tính của rắn hổ mang

Rắn hổ mang được xem là loài rắn nguy hiểm nhất hành tinh. Chúng là những thợ săn tinh ranh, có thể tóm gọn và tiêu diệt kẻ thù chỉ trong chớp mắt nhờ nọc độc của mình.

Như các loài rắn khác, rắn hổ mang nhận biết thế giới xung quanh qua chiếc lưỡi. Những tế bào thần kinh trên chiếc lưỡi chẻ đôi sẽ giúp chúng cảm nhận mùi hương.

Sau đó, chúng sẽ chạm đầu lưỡi lên bộ phận cảm thụ giác quan trên vòm họng để truyền thông tin đến não bộ.

Khi rắn đã xác định được mùi hương của đối tượng, chúng sẽ hơi co nhẹ lưỡi để định vị chính xác nơi con mồi đang đứng. Mắt rắn cũng có thể nhìn thấy con mồi trong phạm vi 100 mét.

*

Ngoài ra, rắn không có tai nhưng chúng có thể cảm nhận âm thanh qua da. Các sóng âm sẽ thẩm thấu qua da, truyền đến hộp sọ, xương vuông và tác động vào màng nhĩ, giúp chúng nắm bắt rõ từng cử động của kẻ thù.

Khi rắn cắn mồi, chúng sẽ tiết ra một lượng nọc độc vừa phải từ tuyến nọc bên trong vòm họng. Chất độc được truyền qua răng nanh, thấm vào da thịt và nhanh chóng khiến con mồi bị tê liệt các cơ cũng như hệ thần kinh. Bộ xương hàm linh hoạt giúp miệng chúng phóng đại và dễ dàng nuốt được con mồi to hơn gấp nhiều lần.

Sau khi săn mồi thành công, chúng sẽ nuốt con mồi và tiết ra nọc độc để tiêu hóa. Thức ăn ưa thích của chúng là các loài rắn khác hoặc đôi khi, chúng tấn công chính đồng loại của mình. Nếu khan hiếm thức ăn, rắn hổ mang sẽ săn cả các con mồi nhỏ như chim, chuột, thằn lằn, trăn,…

Khẩu phần ăn của rắn hổ mang khá ít do cơ quan tiêu hóa của chúng hoạt động chậm chạp. Chỉ cần săn mồi 1 lần, chúng có thể sống được từ 2-5 tháng mà không cần ăn thêm gì cả.

*

Nếu không phải con mồi của chúng, rắn hổ mang sẽ không chủ động tấn công. Nếu cảm thấy nguy hiểm, trước hết chúng sẽ tìm cách ẩn nấp, hạn chế chiến tranh. Tuy nhiên, nếu vẫn bị đe dọa, rắn hổ mang sẵn sàng trở nên hung dữ và trả thù đối thủ.

Chúng phòng vệ bằng cách nâng khoảng 150 cm cơ thể lên thẳng đứng, vuông góc với mặt đất, dùng cặp mắt to tròn nhìn thẳng để uy hiếp kẻ thù, mang phồng lên rất rộng và cất tiếng huýt ầm ĩ.

Khi tấn công, rắn hổ mang sẽ di chuyển với tốc độ cực nhanh dù phần thân trước đang nâng lên, cắn chặt kẻ thù để truyền nọc độc và triệt hạ chúng nhanh chóng.

Khi bị đe dọa, rắn hổ mang sẽ phát ra tiếng gầm với tần số khoảng 2500Hz nhằm uy hiếp đối thủ. Mặc dù tiếng huýt của chúng nhỏ hơn so với 1 số loài rắn độc khác nhưng cũng đủ khiến kẻ thù khiếp sợ.

Mùa xuân là thời điểm rắn hổ mang bước vào thời kỳ sinh sản. Những con cái sẽ để lại hương thơm riêng như 1 tín hiệu hóa học để thu hút con đực tìm đến và giao phối với mình.

*

Những con đực sẽ tìm cách quyến rũ để rắn cái chấp thuận giao phối với mình. Nếu có nhiều con đực đến cùng 1 lúc, chúng sẽ phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh sản với con cái.

Trong quá trình giao phối, 2 con rắn sẽ quấn lấy nhau trong nhiều giờ liền. Sau khoảng 30 ngày, con cái sẽ làm tổ từ những mảnh vụn và cành, lá cây, rồi đẻ từ 20 – 50 trứng trong đó.

Rắn mẹ luôn túc trực bên tổ để bảo vệ, ngăn chặn những mối nguy hại đến rắn con và chỉ rời đi trước ngày trứng nở một vài hôm.

Tinh trùng từ con đực có thể tích trữ trong cơ thể con cái khá lâu, đủ để chúng có thể tự thụ thai vào năm sau đó. Tuy nhiên, tình trạng này cũng khá hiếm gặp.

4/ Các lọai rắn hổ mang ở Việt Nam

Số lượng loài rắn hổ mang khá phong phú và mỗi loại lại mang 1 số đặc điểm riêng biệt. Sau đây Vương Quốc Loài Vật sẽ giới thiệu 1 số loại rắn hổ mang chính tại Việt Nam hiện nay

Rắn hổ mang chúa (rắn hổ mây)

Rắn hổ mang chúa còn được biết đến với tên gọi rắn hổ mây, hay rắn hổ mang chì. Đây được ghi nhận là loài rắn hổ mang to nhất thế giới, kích thước trung bình là khoảng 200 – 300 cm chiều dài, cân nặng khoảng 12 kg.

Người ta cũng đã tìm thấy con rắn hổ mang chúa to nhất Việt Nam đạt 700cm chiều dài, 30kg cân nặng.

*

Loại rắn này có đầy đủ đặc điểm như các loài rắn hổ mang. Cách nhận biết rắn hổ mang chúa là kích thước chúng rất lớn và trên cổ có những vạch kẻ hình chữ V khác biệt so với các loài rắn hổ mang khác. Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở Núi Cấm, An Giang, Trung Quốc, Quảng Ngãi,.

Ở Việt Nam, người ta thường xuyên tìm thấy những con rắn hổ mây khổng lồ ở rừng U Minh, đảo Phú Quốc. Ngoài ra chúng còn phân bố ở một số nước Đông Nam Á khác.

Rắn hổ mèo (hổ mang phì)

Loài rắn này có tên tiếng anh là Naja siamensis hay còn gọi là rắn hổ mang phun nọc cổ đen, sinh sống chủ yếu tại các vùng đồng bằng và trên các ngọn núi ở Đông Nam Á. Thân thể chúng khá dày, kích thước không lớn lắm, thường dài từ 90 – 120 cm, một số con đặc biệt có thể dài tới 160 cm.

Loài rắn hổ mèo có khả năng phun nọc độc gây nguy hiểm cho đối thủ từ xa chứ không cần cắn trực tiếp. Nếu bị chúng phun nọc vào mắt, bạn có thể bị mù tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn.

*

Chúng chủ yếu hoạt động về đêm. Khi bị đe dọa vào ban ngày, chúng khá hiền lành và thường kỵ đối đầu, chỉ chui lủi rồi trốn thoát.

Tuy nhiên, khi đêm xuống thì ngược lại, loài rắn hổ mang này rất hung hãn và sẵn sàng tấn công đối phương.

Cũng như các loài rắn hổ mang khác, rắn hổ mèo đẻ trứng, nhưng chúng chỉ đẻ từ 12 – 20 trứng/lần. Trứng sẽ nở sau 1,5 – 2 tháng và rắn con sinh ra đã có đầy đủ bộ phận, nọc độc cũng như tính hiếu thắng như con trưởng thành. Vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận.

Còn được biết đến với tên gọi rắn hổ phì, rắn hổ mang 1 mắt kính, loài rắn này cũng sở hữu nọc độc chết người. Khi chúng phồng mang, ở trên cổ sẽ xuất hiện một vệt tròn sáng như mắt kính.

Loài rắn này có kích cỡ trung bình, mỗi con thường dài từ 130 – 200 cm, đuôi dài 20 cm. 1 số con ngoại cỡ đã được ghi nhận dài đến 230 cm. Chúng sống khá lâu, con rắn già nhất có thể tồn tại đến 30 năm.

*

Rắn hổ mang đất thường sống quanh các khu vực có nước như ruộng lúa, đầm lầy, bờ sông suối ở cả trung du, miền núi và đồng bằng.

Ban ngày chúng trú rất kĩ và chỉ ra ngoài từ hoàng hôn cho đến đêm. Thức ăn ưa thích của loài rắn này là các con vật nhỏ như ếch, cóc, chuột, lươn, rắn nước,…

Rắn hổ mang ́Ấn Độ

Đây là loài rắn rất được tôn kính trong văn hóa, tín ngưỡng của người dân ́n Độ. Chúng sinh sống chủ yếu tại các đất nước trong tiểu lục địa ́Ấn Độ và có tên tiếng anh là Naja Naja. Nó sinh sống tại các vùng đồng bằng, rừng núi hoặc thậm chí là khu dân cư.

*

Khác với một số loài hổ mang khác, chúng sinh sản vào mùa hè, từ khoảng tháng 4 – tháng 7. Chúng đẻ trứng trong các ổ chuột hoặc mối, rồi trứng sẽ nở sau khoảng 1-2 tháng.

Thức ăn ưa thích của rắn hổ mang ́n Độ là các con vật nhỏ như cóc, ếch, nhái, chuột và một số loài rắn nhỏ khác.

Rắn hổ tràu hoàng xà

Đây là một loài rắn khá đặc biệt vì chúng có ngoại hình khá giống con lươn nhưng to hơn một chút và có nọc độc. Loài rắn hoàng xà này kích thước không lớn, chỉ khoảng 1 mét, thân mình thon, đầu nhỏ.

Chúng sống dưới nước và trong bùn tại các miền quê Việt Nam giống lươn nên đôi khi người dân hay nhầm lẫn.

Để phân biệt với lươn, bạn cần chú ý: Khi bò, lươn luôn chúc đầu xuống còn rắn hổ tràu hoàng xà lại ngóc đầu lên. Ngoài ra, rắn có vảy còn lươn là động vật da trơn.

*

Rắn hổ mang bạch tạng

Đây là 1 loài rắn cực quý hiếm, có giá lên tới 200 triệu VND. Đây thực chất là 1 loài rắn hổ mang chúa nhưng bị thiếu sắc tố nên có thân mình trắng muốt, mắt màu đỏ.

Chúng có thể dài tới 2 mét và nặng 26 kg. Các chuyên gia đã nhận định đây là 1 loài rắn cực độc, chỉ với 1 phát cắn, chúng có thể gây tử vong cho người chỉ sau 2-3 giờ.

Ngoài ra, tại Việt Nam còn có một số loài rắn hổ mang khác như rắn hổ mang hoa, rắn hổ mang chì,… với số lượng khá ít ỏi.

5/ Lợi ích của rắn hổ mang với sức khỏe

Tuy là một loài rắn độc, có thể cắn chết người nhưng các bộ phận trên cơ thể loài rắn này lại có tác dụng to lớn đối với sức khỏe con người.

*

Mật rắn hổ mang có tác dụng gì?

Theo Đông Y, mật rắn hổ mang có vị ngọt, không đắng, có tác dụng vượt trội trong việc làm hạ sốt, giảm đau, trị chứng ho và hen suyễn, chữa ung thư mà không gây nhờn thuốc, không để lại tác dụng phụ.

Tiết rắn hổ mang có tác dụng gì?

Tiết rắn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Uống tiết rắn sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tốt cho thận, tăng cường chức năng sinh lí, chữa chứng đau mỏi xương khớp. Người ta thường pha tiết với rượu để uống.

Ngoài ra, các bộ phận khác trên cơ thể loài rắn hổ mang như nọc rắn, xương rắn, thịt rắn cũng cung cấp cho cơ thể một lượng chất dinh dưỡng và đề kháng cực lớn

Rượu rắn hổ mang chúa

Rượu rắn hổ mang là bài thuốc trị các bệnh về xương khớp cực hữu hiệu. Ngoài ra, rượu rắn còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực cho phái mạnh, trị chứng liệt dương, xuất tinh sớm, thần kinh yếu. Vì vậy, đây là bài thuốc hữu ích của cánh mày râu.

*

Tuy nhiên, rắn hổ mang có chứa nọc độc nên rất dễ gây nguy hiểm nếu không sơ chế đúng cách. Phương pháp ngâm rượu chuẩn, an toàn như sau:

Chọn 3 con rắn hổ mang khỏe mạnh, còn đủ mật.Mổ rắn, loại bỏ toàn bộ nội tạng, để mật rắn ra 1 chỗ riêng.Rửa sạch thân rắn với nước, sau đó dùng rượu rửa sạch lại 1 lần nữa.Ngâm rắn vào hỗn hợp nước gừng và rượu trong vòng nửa tiếng để loại bỏ hết mùi hôi, tanh. Sau đó vớt ra, để ráo nước.Ngâm rắn ngập trong 1 bình rượu 60%, đập nắp kín. Sau 3 tháng, bạn có thể sử dụng hoặc chiết rượu sang các bình khác, đổ thêm rượu 30% vào và có thể sử dụng để chữa bệnh.Bạn có thể ngâm rắn kết hợp cùng 1 số vị thuốc bắc như thiên niên kiện, trần bì, hà thủ ô,… để tăng cường sức khỏe.

6/ Kinh nghiệm bắt rắn hổ mang chúa

Chính vì rắn hổ mang có công dụng to lớn đối với sức khỏe đến vậy nên rất nhiều người có nhu cầu bắt loài rắn này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bắt chúng nhanh gọn, an toàn, không để bị rắn cắn.

*

Nếu muốn bắt rắn hổ mang chúa bằng tay không, bạn cần tìm hiểu kĩ những kinh nghiệm bắt rắn. Phinyo Pukphinyo – một lính cứu hỏa Thái lan đã chia sẻ phương pháp tay không bắt rắn mà không hề bị rắn cắn hay gây tổn thương như sau:

Nhìn chằm chằm vào rắn hổ mang chúa, từ từ nhẹ nhàng tiến lại gần chúng.Dùng tay vuốt ve nhẹ nhàng, âu yếm dọc cổ họng con rắn rồi bất thình lình bóp chặt cổ chúng, nhấc lên khỏi mặt đất.Nắm chặt cổ rắn trong tay, vẫn nhìn chằm chằm chúng và lắc lư đầu để thôi miên rắn, trong khi nhét chúng cẩn thận vào lồng nhốt. Tuyệt đối khi nhìn thấy rắn, không nên dùng dao, búa đập chúng, gây kích động cho chúng và bạn sẽ dễ dàng bị thương.

Ngoài ra, nếu muốn đảm bảo an toàn, bạn có thể mua bẫy rắn tại những nơi rắn hổ mang có thể lui tới và chờ chúng sập bẫy.

6/ Bị rắn hổ mang cắn nên làm gì?

Đã có rất nhiều trường hợp bị tử vong, hoại tử hoặc ảnh hưởng thần kinh do bị rắn hổ mang cắn và không được xử lí kịp thời. Vì vậy, bạn cần phòng ngừa những nguy cơ này bằng cách:

*

Nếu thấy vùng bị cắn đau nhức, vùng da xung quanh bị hoại tử và thâm đen, đau nhức, mắt mờ, khó phát âm, chân tay co rút, khó thở, tim đập nhanh thì chắc chắn bạn đã bị rắn hổ mang cắn, cần nhanh chóng ngăn chặn nọc độc.Nằm im, hạn chế vận động tránh độc truyền đi nhanh hơn.Cố định tay, chân nơi bị cắn, dùng dây buộc ngăn máu chảy từ vết thương lan sang các vùng khác.Rửa vết cắn bằng nước muối sinh lí và nhanh chóng đến bệnh viện để xử lí vết thương kịp thời.

7/ Chia sẻ cách nuôi rắn hổ mang

Ngày nay, rất nhiều hộ gia đình ở An Giang, Vĩnh Phúc đã tìm cách tăng thu nhập nhờ nuôi rắn hổ mang, bởi loại rắn này rất quý hiếm, lại là bài thuốc quý nên có giá thành rất cao, giúp họ làm giàu nhanh chóng.

Cách làm chuồng nuôi rắn hổ mang

Bạn nên xây chuồng bằng bê tông chắc chắn, tránh nguy cơ rắn bò ra ngoài. Chuồng cũng cần có quạt thông gió và hệ thống ánh sáng hợp lí, đảm bảo đông ấm, hè mát, giúp rắn phát triển tốt.

*

Để tiết kiệm diện tích, bạn có thể chia chuồng rắn thành nhiều tầng, ô khác nhau, mỗi ô cao khoảng 30cm, rộng 40cm và dài 60cm, được ngăn cách bởi bê tông kiên cố. Mỗi chuồng nên có then cài chắc chắn.

Trên nền chuồng, bạn hãy phủ một lớp cát mỏng, sau đó đặt gạch thô (chưa nung lửa) lên trên, tạo môi trường sống như tự nhiên cho rắn.

Rắn hổ mang ăn gì?

Thức ăn cho rắn có thể là chuột, chim, lươn, ếch, nhái,… Rắn hổ mang không ăn quá nhiều do quá trình trao đổi chất diễn ra chậm. Bạn chỉ cần cho rắn ăn 3-5 ngày/lần vào buổi tối.

Chú ý: Trong quá trình lột xác, rắn không cần ăn thức ăn. Ngược lại, sau khi lột xác xong chúng lại ăn rất khỏe. Bạn cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

*

Phòng bệnh cho rắn hổ mang

Rắn hổ mang có sức đề kháng khá tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đề phòng, tránh rắn mang bệnh ảnh hưởng đến năng suất bằng cách:

Chọn giống kỹ lưỡng, nên chọn những con rắn đẹp, da bóng, mắt tinh, chuyển động linh hoạt, kích thước tốt.Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sau mỗi lứa nuôi, cần thay toàn bộ cát mới và rửa sạch chuồng.Phun thuốc sát trùng định kỳ 3 tháng 1 lần để loại trừ vi khuẩn gây bệnh.Theo dõi phân rắn thường xuyên, nếu thấy phân lỏng hoặc có máu, cần cho rắn uống nước có pha thuốc trị tiêu chảy cho gia cầm.

8/ Hướng dẫn cách làm thịt rắn hổ mang

Nếu muốn sử dụng rắn hổ mang làm thức ăn hay bài thuốc, bạn cần biết cách sơ chế, loại bỏ nọc độc kỹ càng, tránh nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng đến tính mạng.

*

Sau khi làm rắn chết đi, bạn cần cắt bỏ đầu – nơi chứa túi nọc độc để tránh uống nọc độc rắn hổ mang, lột da, mổ bụng và loại bỏ nội tạng.Rửa sạch rắn lần 1 bằng nước muối loãng.Ngâm rắn cùng hỗn hợp rượu, gừng trong ít nhất 30 phút để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi, tanh, sau đó vớt ráo ra và chế biến món ăn, bài thuốc như ý muốn.

9/ Nằm mơ thấy rắn hổ mang đánh con gì?

Từ xưa đến nay, người ta xem rắn hổ mang là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực và rất có ý nghĩa trong tâm linh. Vì vậy, việc nằm mơ thấy rắn hổ mang là điềm báo không thể xem nhẹ về những sự kiện sắp diễn ra trong cuộc sống.

Mơ thấy rắn hổ mang cắn vào tay: Bạn sắp gặp một khó khăn nào đấy bất ngờ trong cuộc sống mà bạn không lường trước được. Đánh con 75.Mơ thấy rắn hổ mang cắn vào chân: Bạn sắp phải đi xa để làm ăn trong một thời gian khá dài. Đánh con 39.Nằm mơ thấy rắn hổ mang đen: Bạn sắp gặp may mắn trong cuộc sống, có thể có lộc bất ngờ hoặc tình cảm có tiến triển tốt. Đánh con 17Mơ thấy rắn hổ mang đuổi: Bạn có thể phải đương đầu với sóng gió trong thời gian tới, tuy nhiên việc này có thể khiến cuộc sống của bạn tốt hơn. Đánh con 93.

*

Mơ thấy rắn hổ mang ăn thịt người: Bạn sắp gặp phải người xấu, cần hết sức đề phòng kẻo bị hãm hại. Đánh con 18Nằm mơ thấy rắn hổ mang bay: Bạn sắp có cơ hội đổi đời, thăng tiến trong sự nghiệp. Nên đánh số 99.Nằm mơ thấy giết rắn hổ mang chúa: Bạn đang cảm thấy bất mãn trong cuộc sống và cần có một chuyến đi xa để giải tỏa. Nên đánh số 53.

10/ Ý nghĩa hình xăm rắn hổ mang

Rắn hổ mang là động vật truyền cảm hứng cho phái mạnh. Rất nhiều người đàn ông chọn xăm loài rắn này lên kín lưng, vai hoặc tay để thể hiện cá tính, đẳng cấp của mình. Ngoài ra, nhiều người phụ nữ cũng chọn hình xăm này để tăng phần quyến rũ.

*

Theo phong thủy, hình xăm rắn hổ mang 3D, đặc biệt rắn hổ mang chúa là biểu tượng cho quyền lực, sự quyến rũ, bí hiểm, sự thông minh, niềm đam mê, khả năng thống trị. Hình xăm rắn tự cắn đuôi mình thể hiện cho sự vĩnh cửu, tự cung tự cấp.

11/ Rắn hổ mang giá bao nhiêu tiền 1KG? Mua ở đâu?

Rắn hổ mang là loài động vật quý hiếm, vì vậy giá rắn hay những sản phẩm từ rắn có mức giá khá cao. Bạn có thể mua rắn hổ mang tại các trang trại rắn hoặc cửa hàng chuyên bán sản phẩm từ rắn ở Hà Nội, TPHCM, An Giang, bảng giá tham khảo như sau:

Giá rắn hổ mang bành:

Rắn hổ mang bành thường được mua để làm thịt, chế biến món ăn.

Mức giá cho loại rắn này cũng khá cao, vào năm 2018 lên tới 700.000 VND/cân. 1 con rắn hổ mang bành thường nặng từ 3-5 cân, vì vậy giá cho 1 con rắn lên đến 2.000.000 – 3.500.000VND/con.

Giá trứng rắn hổ mang

Trứng rắn hổ mang to và cũng chứa khá nhiều dưỡng chất. Tất nhiên giá cũng sẽ cao hơn so với trứng các loài động vật khác, lên tới 90.000 VND/quả.

*

Giá rượu rắn hổ mang chúa

Rượu rắn hổ mang chúa đã được kiểm chứng rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sinh lực và chữa bệnh thần kinh, xương khớp một cách thần kỳ.

Người ta bán rắn hổ mang chúa ngâm rượu với giá khá cao, khoảng 250.000 VND cho 1 chai nhỏ 200g. Các bình to khoảng 30 lít có giá 750.000 VND/bình.

Xem thêm: " Nón Bảo Vệ Đầu Cho Bé Tập Đi Mumguard Chính Hãng, Nón Bảo Hiểm Bảo Vệ Đầu Cho Bé Tập Đi

Giá cao rắn hổ mang

Cao rắn hổ mang là khắc tinh của bệnh viêm khớp. Vì vậy, nếu bạn mắc các bệnh về xương khớp, có thể tìm mua cao rắn với mức giá 1.200.000 VND cho 100g cao rắn.

Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về rắn hổ mang – loài rắn cực độc nhưng cũng rất có ích cho sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thông tin gì cần được bổ sung về loài vật này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết!