Tình trạng phát âm chữ tr nhầm thành chữ ch trong bảng chữ cái tiếng Việt xảy ra phổ biến không chỉ ở trẻ nhỏ mà kể cả người lớn. Vì vậy, trong bài viết này elaopa.org sẽ hướng dẫn cách phát âm chữ tr chuẩn nhất. Mời quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Đọc chữ cái tiếng việt


*

Cách phát âm chữ tr trong tiếng Việt đúng

Đối với ngôn ngữ nào cũng vậy, để đọc được chữ thì chúng ta cần đảm bảo được điều kiện là ghi nhớ các chữ cái và cách phát âm của nó. Với ngôn ngữ nước ngoài, một chữ cái có thể được phát âm theo nhiều cách khác nhau. Thế nhưng, mỗi chữ cái tiếng Việt thì chỉ có duy nhất một cách phát âm nên việc ghi nhớ và học phát âm đối với các bé sẽ dễ dàng hơn.

Đối với chữ “tr” cũng vậy, nó chỉ có duy nhất một cách phát âm. Để phát âm chữ "tr" trong tiếng Việt, chúng ta cần giữ khẩu hình miệng hơi khép lại và hơi nhô lên phía trước để lưỡi được đặt vào vị trí phù hợp khi phát âm. Sau đó, lưỡi sẽ được uốn cong đẩy lên phía trên nhưng không được chạm vào răng trên. Hơi thở sẽ được đẩy lên cao và sau đó đưa ra ngoài theo hình chữ "r". Khi phát âm chữ tr, miệng của bạn nên được mở ra đủ để cho hơi thở đi ra một cách tự nhiên và phát ra “trờ” rõ ràng.

*

Ba mẹ muốn con học phát âm chữ cái tiếng Việt chuẩn bản ngữ có thể tham khảo lựa chọn ứng dụng Velaopa.org.
*

Lưu ý khi phát âm chữ tr trong tiếng Việt

Cách phát âm chữ tr trong tiếng Việt vốn không quá khó. Thế nhưng lại có rất nhiều người hay phát âm sai, đặc biệt là nhầm lẫn với cách phát âm chữ “ch”. Vì thế, ngoài việc cho bé luyện tập, thực hành phát âm chữ tr trong các từ và câu thực tế thì ba mẹ cũng cần nhắc nhở trẻ một số lưu ý dưới đây.

Tránh mắc lỗi sai khi phát âm chữ tr với các âm khác

Tình trạng phát âm chữ tr nhầm lẫn sang chữ ch trong tiếng Việt xảy ra ở cả trẻ con và người lớn rất phổ biến. Điều này xảy ra có thể bởi chúng ta bị nhầm lẫn về vị trí đặt lưỡi. Nếu lưỡi không được đặt đúng vị trí, sẽ dẫn đến việc phát âm nhầm lẫn giữa hai âm này. Do đó, trẻ mới bắt đầu học phát âm chữ “tr” cần được hướng dẫn cách phân biệt khi phát âm hai chữ này như sau:

Phát âm chữ “tr”: Khẩu hình miệng hơi khép lại và hơi nhô lên phía trước, lưỡi uốn cong đẩy lên phía trên nhưng không được chạm vào răng trên. Hơi thở sẽ được đẩy lên cao và đưa ra ngoài theo hình chữ "r". Khi phát âm chữ tr, miệng được mở ra đủ để cho hơi thở đi ra một cách tự nhiên và phát ra “trờ” rõ ràng.

Phát âm chữ “ch”: Mặt lưỡi sẽ chạm lên vòm miệng, đầu lưỡi sẽ chạm nhẹ vào răng dưới. Đồng thời khẩu hình miệng sẽ tạo âm “xì” nhẹ. Đồng thời bật hơi và phát ra tiếng “chờ”.

*

Luyện phát âm chữ tr thường xuyên

Luyện tập phát âm chữ tr thường xuyên là cách để chúng ta quen với cách đặt lưỡi và môi, tránh nhầm lẫn giữa hai âm tr và ch rất hiệu quả. Tuy nhiên, thay vì chỉ luyện phát âm chữ tr riêng lẻ thì chúng ta có thể kết hợp tập phát âm các từ, câu có chữ tr.

Ví dụ:

Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Cách phát âm tr trong tiếng Việt khi có thanh điệu

Khi có thanh điệu, thanh điệu sẽ được thêm vào sau khi phát âm chữ tr. Thanh điệu đó có thể là dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng hoặc không dấu. Về nguyên tắc, chúng ta vẫn cần đảm bảo được đúng kỹ thuật khi phát âm chữ tr, đó là:

Đặt lưỡi ở phía trên của răng cửa và đẩy lưỡi lên phía trước đến khi tiếp xúc với vòm miệng.

Giữ lưỡi ở vị trí đó trong khi khe lưỡi vẫn còn hở và không chạm vào vòm miệng.

Thở ra nhẹ từ phía sau lưỡi, tạo ra âm tiếng "trờ" với thanh điệu theo nhịp điệu và trọng âm của từ.

Ngoài ra, khi kết hợp với dấu thanh thì giọng điệu phát âm cũng có phần hơi khác biệt như sau:

Dấu sắc: Giọng phát âm thường cao hơn.

Dấu huyền: Giọng đọc hơi trùng xuống.

Dấu nặng: Giọng phát âm sẽ hơi mạnh một chút. Phần cổ họng nặng xuống và đầu lưỡi sẽ chạm đầu lợi.

Dấu hỏi: Khi phát âm thì miệng sẽ hơi nhô ra.

Dấu ngã: Khi phát âm, khẩu hình miệng hơi bè sang ngang, lưỡi hơi đưa về phía trước.

Không dấu: Giọng đọc hơi sang ngang.

Xem thêm: Bật Mí Cách Trị Lông Nách Ở Tuổi Dậy Thì Nên Cân Nhắc Kỹ, Có Nên Nhổ Lông Nách Ở Tuổi Dậy Thì Không

Nếu nắm rõ những quy tắc này thì việc phát âm chữ tr sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thầy cô và ba mẹ cũng đừng quên phát âm chữ tr mẫu để trẻ quan sát và bắt chước theo được chính xác nhé.