Từ bao đời, dầu mù u có công dụng như một loại chất trị sẹo, làm lành vết thương hở da, trị vết bỏng. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về công dụng và cách dùng cây mù u cũng như dầu mù u nhé!


1. Đặc điểm và phân bố

Cây Mù u còn gọi là Đồng hồ, Khung tung, Khchyong, có tên khoa học là Calophyllum inophyllum L., họ Măng cụt hay họ Bứa (Clusiaceae). Mù u là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi dọc khắp 3 miền nước ta. Chế phẩm phổ biến nhất từ cây mù u là Dầu mù u. Tên tiếng anh của dầu mù u là Tamanu oil.

Bạn đang xem: Công dụng dầu mù u

1.1 Mô tả

Mù u là một cây cao chừng 10 – 15m dáng đẹp. Lá mọc đối, mỏng, thon dài, phía cuống hơi thắt lại. Đầu lá hơi tù, phiến lá dài 10 – 17cm, rộng 5 – 8cm, gân rất nhỏ, nhiều, chạy song song và nổi rõ cả hai mặt lá.

*
*
*
*
Hạt mù u khô

1.2 Phân bố

Cây mù u mọc hoang và được trồng tại rất nhiều tỉnh miền Bắc, Trung, Nam nước ta. Ngoài ra, còn mọc ở một số tỉnh miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia.Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ biển. 

2. Bộ phận dùng

Bộ phận được dùng từ cây mù u chủ yếu là dầu được ép từ hạt mù u.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy trong thân, lá và rễ cây mù u có một loại chất nhựa có tác dụng.

3. Thành phần hoá học

Dầu mù u có một mùi đặc trưng, vì nó có chứa một số chất nhựa. Nồng độ các chất nhựa trong dầu thay đổi từ 10 đến 30%.

Các hợp chất chính của dầu hạt là axit oleic, linoleic, stearic và palmitic. 

Các thành phần khác bao gồm calophyllolide, friedelin, inophyllums B và P, tinh chất terpenic, benzoic và oxibenzoic acids, phospho-amino lipids, glycerides, chất béo no, and 4 – phenylcoumarins.

Từ thân cây trích được một thứ nhựa màu lục nhạt, cũng dùng làm thuốc. Trong vỏ cây chứa 11,9% tanin. Trong lá, vỏ và rễ có chứa axit xyanhydric và một chất saponin.

4. Tác dụng dược lý

Các triterpenoids được phân lập từ thân và lá của mù u có tác dụng ức chế tăng trưởng đối với các tế bào ung thư bạch cầu ở người.

Dầu mù u thể hiện tính chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, và do đó lần đầu tiên có thể phục vụ như một bộ lọc UV tự nhiên trong các chế phẩm nhãn khoa.

Một chiết xuất cồn từ lá cây mù u cho thấy tác dụng chống viêm đáng kể trong ống nghiệm.

Dầu mù u là một thuốc kháng viêm và giảm đau đắp tại chỗ hiệu quả rõ rệt, chỉ định rộng rãi cho cả các vùng viêm tấy có vết thương, vết bỏng (Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y Dược số 37/1988).

Tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra kết luận dầu mù u kích thích mọc mô hạt nhanh, tạo một sẹo da mềm mại. Dầu mù u có tính kháng khuẩn với các vi khuẩn Gram dương và Gram âm

5. Cách dùng và liều dùng

Dầu mù u thường được dùng đường ngoài da, bôi lên vị trí muốn điều trị, thông thường dùng là để liền sẹo, còn có để điều trị viêm da hoặc sát trùng da.Theo Petard (1940) este etylic của dầu mù u dùng để điều trị có kết quả chứng viêm dây thần kinh do hủi. Liều dùng của este etylic dầu mù u là 5 – 10ml (tiêm bắp thịt sâu), 5 – 20ml (uống). Có thể dùng nhiều ngày liền vì uống không độc. Tuy nhiên, vẫn đang thiếu những dữ liệu lâm sàng về cách sử dụng và liều dùng mù u. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm: Lượt Trận Đầu Tiên Bảng A Giải Bóng Đá Aff Cup 2018 Lịch Sử Của Bóng Đá Việt Nam

Mù u mà chủ yếu là dầu mù u có tác dụng làm lành vết thương, giảm đau và kháng viêm. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mù u làm thuốc!


Trang tin y tế elaopa.org chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Hà Minh Hiển. Nghiên cứu phân lập calophyllolid từ nhựa Mù u (Calophyllum inophyllum L.) và đánh giá để thiết lập chất đối chiếu phục vụ kiểm nghiệm dược liệu và thuốc từ dược liệu. Dược điển Việt Nam. Viện Dược liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập II. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.