SKĐS - ​Với nhiều năm kinh nghiệm về chữa bệnh cơ - xương khớp, ThS.BS. Đỗ Tân Khoa, Trưởng khoa Khám - Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM cho rằng không nên dùng cao hổ để chữa bệnh


BS. Khoa cho biết: Ngoài cao hổ để chữa bệnhcòn có thứ cao khác thay thế được cao hổ và còn có nhiều phương pháp để chữa các bệnh về xương khớp hiệu quả đã được chứng minh cả trên phương diện lý luận lẫn thực tế lâm sàng.

Bạn đang xem: Công dụng của cao hổ cốt

Đừng cuồng tín về cao hổ

Cao hổ được nhiều người tin dến mức cuồng tín là thứ có thể chữa làng các bệnh về xương khớp một cách thần kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế không hẳn như vậy.

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, trong thành phần cao hổ cốt có calcium phosphate và protein. Có 14,9 - 16,66% nitơ toàn phần 0,58 - 0,74% axít amin…Theo một số tài liệu khác, cao hổ cốt còn có: calcium carbonate, megiesium phosphate, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, axít amin và có tỉ lệ đạm toàn phần rất cao. Đây là những chất có ở nhiều loài xương động vật khác và không chứng minh được “tác dụng thần kỳ” của cao hổ trong chữa bệnh xương khớp.

Theo dược sĩ Trần Lâm Huyến (trong bài Cao động vật - Dược học), khi phân tích tỉ lệ phần trăm so với cao thì phần trăm axít amin và phần trăm calci của cao hổ cốt sao với cao một số loại động vật khác như: cao ban long (nấu từ xương hươu - nai...), cao khỉ, cao gấu thì không có sự chênh lệch lớn.

Ngoài cao hổ cốt, hiện nay trong nhân dân còn dùng một số xương của loài động vật khác (có thể nuôi được) như: cao ban long (cao gạc hươu nai), cao sơn dương (cao xương dê), cao trăn… thay thế để điều trị bệnh xương khớp hay làm thuốc bổ.

Coi chừng cao hổ giả

Hiện nay trên thị trường vẫn lén lút diễn ra nạn buôn bán cao hổ, nhưng thực giả lẫn lộn, không khéo tiền mất - tật mang.

Với mắt thường rất khó phân biệt đâu là cao hổ thật và đâu là cao hổ giả. Trong dân gian, người ta có một số cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy hoặc cho chó tiếp xúc với bộ xương hổ chó sẽ rên hư hử và rúm ró toàn thân, người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể. Tuy nhiên, những cách thử này xem ra cũng rất khó tin.

Còn nhiều phương pháp chữa bệnh xương khớp khác

Bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng, cũng là nhóm bệnh có tỉ lệ đến khám, điều trị ngoại trú cao nhất là tại các cơ sở khám bệnh y học cổ truyền (tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM chiếm 54% bệnh nhân khám ngoại trú).


*

Đây là những chứng bệnh khó điều trị, dễ để lại di chứng vận động nặng nề nên nhiều người đã bằng mọi cách, kể cả bỏ số tiền lớn hàng chục triệu đồng để mau cao hổ uống. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh xương khớp thường đòi hỏi lâu dài, kiên trì, một vài lạng cao hổ cũng không thể giải quyết được bệnh.

Theo Y học cổ truyền, người viêm đau xương khớp có những triệu chứng đau, sưng, tê buốt, biến dạng tại các khớp, hạn chế vận động với biểu hiện đau, tê, chói buốt hoặc sưng, nóng, đỏ ở các khớp, bắp thịt và hạn chế vận động. Điều trị nhằm loại trừ tà khí, hành khí hoạt huyết thông kinh lạc và bổ can thận hư.

Điều trị bệnh cơ xương khớp cần phối hợp toàn diện, phối hợp dùng thuốc và các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc rất phong phú và hầu như có thể áp dụng trên mọi người bệnh. Nổi bật có phương pháp châm cứu. Thêm nữa, các trị liệu theo y học hiện đại hiện cũng có kết quả khả quan nếu người bệnh tuân thủ điều trị.

Xem thêm: Nguyên Nhân Mèo Nôn Ra Dịch Trắng, Nguyên Nhân

Với những lý do như vậy, chúng ta không nên tìm mua cao hổ (có khi là cao hổ giả) để trị bệnh, góp phần bảo tồn động vật hoang dã nói chung, động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt diệt nói riêng.

Nguyễn Hưng ghi


*
Bác sĩ chia sẻ ảnh ngủ gục trong ca trực để bảo vệ đồng nghiệp
*
Bà Mai Kiều Liên - CEO Vinamilk là người Việt Nam duy nhất được vinh danh trong lễ trao giải thưởng Nikkei Châu Á lần thứ 20 tại Nhật Bản
*
Có nên mặc áo ngực khi ngủ?