chăm sóc chóchăm sóc mèochăm sóc chó conchó phốc sócchó poodlehuấn luyện chómèo anh lông dàichăm sóc mèo conbệnh thường gặptriệt sản cho mèohuskynuôi chó pug
Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến ở cún yêu. Nếu áp dụng đúng biện pháp chữa trị, bệnh tiêu chảy sẽ dễ dàng được giải quyết và không xảy ra biến chứng, có thể khỏi nếu các bé được chăm sóc đúng cách tại nhà.


*

*
Chó bị tiêu chảy phải làm sao?

Nguyên nhân tiêu chảy giúp ta tìm được cách điều trị phù hợp nhất

Chứng tiêu chảy ở chó con có thể đến từ nhiều nguyên nhân tuỳ theo 2 mức độ bệnh:

Tiêu chảy nhẹ: Trong quá trình chăm sóc chó con có những hành động tưởng như rất bình thường nhưng lại vô tình khiến các bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn như việc thay đổi thức ăn đột ngột, một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.

Bạn đang xem: Chó bị tiêu chảy bỏ ăn

Tiêu chảy nặng: Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh Care, Parvovirus, viêm gan Hepatitis, các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun - giun đũa, giun tóc, giun móc, các bệnh do vi khuẩn như E.coli, Leptospita, Salmonella

Do các bé chó con dưới 8 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn hẳn nên khi thấy các biểu hiện như: sốt xuất huyết, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, hôn mê, phờ phạc, đi ngoài ra máu, phân đen,… thì bé đang bị tiêu chảy nặng và có khả năng cao mắc các bệnh nghiêm trọng kể trên.

Xử lý khi chó bị tiêu chảy

Đầu tiên, tạm thời ngưng cho cún con ăn trong 24 tiếng.Thức ăn trong ruột gây co bóp thành ruột để đẩy thức ăn theo đường ruột. Khi cún bị tiêu chảy, quá trình co bóp sẽ xảy ra mạnh hơn, do đó thức ăn sẽ bị đẩy nhanh hơn ở dạng phân lỏng. Kiêng cho cún ăn trong vòng 12 - 24 tiếng sẽ giúp xoa dịu và bình thường hóa hoạt động của đường ruột đang trong trạng thái nhạy cảm. Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho cún ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.


*

Điều trị tại phòng khám thú y

Vấn đề nguy hiểm nhất khi chó bị tiêu chảy là tình trạng mất nước, trường hợp mất nước nhẹ, không bị ói có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho uống. Nếu chó không uống được thì cho vào ống tiêm bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng / giờ tùy vào tình trạng mất nước. Còn nếu tiêu chảy đi kèm với ói mửa thì không nên cấp nước bằng đường uống vì sẽ càng kích thích ói nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền bằng một trong các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp này bạn nên mời bác sĩ thú y hoặc đưa bé tới phòng khám thú y gần nhất để được hỗ trợ.

Xem thêm: Review Kem Dưỡng Senka Ban Đêm 50G, Kem Dưỡng Senka Làm Sáng Da Ban Đêm 50G

Nếu chó con bị tiêu chảy thông thường thì có thể sử dụng chế độ ăn uống để điều chỉnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Hoặc bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp bé mau phục hồi sau khi bị tiêu chảy. Lưu ý mua đúng loại Probiotic cho chó, tránh mua loại dành cho người vì lợi khuẩn trong ruột chó khác với người. Bên cạnh đó tuyệt đối không cho bé uống các loại thuốc tiêu chảy dành cho người bởi rất có thể dẫn đến các biến chứng khác.


#chó bị tiêu chảy #điều trị tiêu chảy cho chó #bệnh đường ruột #bệnh ở chó #bệnh thường gặp #bệnh thường gặp ở chó #bệnh tiêu chảy #bệnh tiêu hóa