Có lẽ khoảnh khắc mong chờ nhất của một người nuôi động vật là thời điểm thú cưng sinh sản. Chuột Hamster với tập tính của loài có những điểm khá riêng biệt khi trong thời kỳ thụ thai, sinh con. Những ông chủ chăm nuôi chuột rất mong muốn có thêm những thành viên tí hon trong gia đình pet của mình. Không những vây, những chú chuột bé nhỏ phải thật khỏe mạnh, đáng yêu. Vậy người nuôi cần làm gì để lũ nhóc khỏe ngay từ khi trong bụng pet của bạn cho tới lúc chào đời.
Chuột Hamster cũng như những vật nuôi khác, cần có thời gian thụ thai, bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. Thời điểm đủ ngày đủ tháng, những nhóc chuột sẽ đua nhau chào đời và làm quen với thế giới bên ngoài. Với việc nuôi chuột Hamster, chăm nom chúng trong giai đoạn trưởng thành chưa phải dễ dàng, tuy nhiên, thời kỳ sinh sản của các nàng chuột càng khó khăn. Bạn cần có những kiến thức về chuột Hamster trong quá trình thai sản để có thể chăm sóc cho thú cưng thật tốt.Bạn đang xem: Cách ép hamster giao phối

Nuôi chuột Hamster thời kỳ sinh sản
1. Tìm cặp bố mẹ
Việc lựa chọn giống nòi là điều quan trọng khi bắt đầu thời kỳ mang thai của chuột. Những bố mẹ có phẩm chất tốt, khỏe mạnh, không bị bệnh sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời khi chúng thụ thai. Nên lựa chọn chuột đực và chuột cái trưởng thành, trong độ tuổi sinh sản để đời con không bị yếu ớt.
Bạn đang xem: Cách ép hamster giao phối
Điều cấm kỵ nhất người nuôi nên quan tâm đó là huyết thống. Chuột bố và chuột mẹ phải thuộc hai dòng máu khác nhau, không có quan hệ ruột thịt có như vậy con sinh ra mới không bị dị tật, đột biến gen. Khi đảm bảo được điều này cũng với sự khỏe mạnh, đủ tuổi sinh sản, cặp đôi chuột hoàn toàn có thể giao phối và thụ thai.
2. Độ tuổi tiêu chuẩn và thời gian mang thai
Khi ở 2 tháng tuổi, chuột đã có thể sinh sản một cách hoàn chỉnh. Trong thời kì chúng bé hơn độ tuổi này cũng có thể mang thai và sinh con tuy nhiên, khả năng sống sót thấp, cơ thể yếu, sẽ rất vất vả trong quá trình chăm sóc.
Thời kỳ mang thai của chuột khá ngắn, chỉ trong vòng 15 ngày cho tới 1 tháng. Mỗi lần sinh sản từ 3-30 con, tuy nhiên số lượng con càng đông thì việc chăm sóc càng khó khăn, chuôt mẹ không thể quan tâm được hết. Vì thế, bạn hãy trợ giúp trong việc này nhé!
Chuột Hamster thông thường sẽ có mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10, vì thế nếu bạn muốn thú cưng của mình có tin vui thì trong thời điểm này, hãy năng cho chúng gặp gỡ và giao hữu với bạn tình. Mỗi giống chuột Hamster ở các nước khác nhau sẽ có thời kỳ mang thai chênh lệch về số ngày và số lượng con non. Bạn hãy để ý thú cưng của mình thuộc giống nào để dễ bề theo dõi.
3. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Khi chuột cưng mang thai, hãy đảm bảo chuồng nuôi vệ sinh, đủ nhiệt và thông thoáng. Để chuồng của thú cưng đủ rộng rãi, bạn có thể loại bỏ những vật không cần thiết như đồ chơi bên trong.
Điều quan trọng là chế độ ăn uống của thú cưng trong giai đoạn này cần được đảm bảo, bổ sung các dưỡng chất cần thiết một cách cân bằng để khỏe mẹ lẫn con, nhất là canxi, kẽm, sắt, vitamin…
Các loại thức ăn thông thường vẫn có thể duy trì nhưng nên bổ sung thêm rau củ, cà rốt, trứng là cách tốt nhất để thú cưng đầy đủ chất hơn, ngoài ra hãy tăng thêm khẩu vị cho chúng vì thời gian này, chuột mẹ cần ăn nhiều để nuôi dưỡng đàn con trong bụng.
4. Kiểm tra sức khỏe khi mang thai
Tại các bệnh viện thú y hiện nay rất tiên tiến với các dụng cụ riêng dành cho pet khi mang thai. Kiểm tra sức khỏe cả mẹ lẫn con định kỳ trong quá trình mang thai là điều rất cần thiết bạn nên làm.
5. Quan sát biểu hiện cận sinh
Khi kề cận ngày sinh, chuột mẹ sẽ hay tìm kiếm xung quanh để tạo ổ, bụng phình to hơn bình thường và đi lại khó khăn. Ngoài ra, bạn sẽ thấy chuột mang thai rất hay kêu la, cáu gắt, chúng ăn ngủ nhiều hơn. Vú chuột thẫm lại và to lên.
6. Khi chuột Hamster sinh sản
Hiện tượng ‘ mất vía’ rất dễ xảy ra trong thời điểm này, tức là bạn sẽ hay có thói quen bồng bế chuột con, chuột mẹ sau khi sinh nhạy cảm sẽ rất dễ ăn con mình vì mất vía. Vì thế, bạn nên cẩn thận và tránh lui tới động chạm vào con của chúng cũng như dọn chuồng để mẹ con chuột có cảm giác an toàn.
Bạn phải thường xuyên kiểm tra thức ăn, nước uống của chuột mẹ để đảm bảo chúng không bị đói, bởi vì nếu bị đói chuột mẹ cũng sẽ ăn con.
Xem thêm: Có Nên Mua Axelo Côn Tay - Nên Mua Suzuki Axelo 125 Côn Tay
Khi chuột con đã cứng cáp, mọc răng thì nên cho chúng tách mẹ nếu không sẽ tổn thương tuyến vú cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ.

Trên đây là những kiến thức cơ bản dành cho những người nuôi chuột Hamster trong thời kỳ sinh sản. Hãy tìm hiểu và áp dụng để có thể chăm sóc thú cưng của bạn một cách tốt nhất để mẹ con nhà chuột Hamster luôn khỏe mạnh.